Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu phát triển các nhà máy nhiệt điện sinh khối vào năm 2030, nhờ khối lượng lớn các dự án đã đủ điều kiện được hỗ trợ thuế nhập khẩu.
Bên cạnh những lợi ích nhất định trong việc đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nhiệt điện than cũng đang trở thành mối nguy hại lớn với ô nhiễm môi trường từ việc phát thải của các nhà máy.
WB đang hoàn thiện kế hoạch hành động 5 năm mới về chống biến đổi khí hậu trước sức ép ngày càng tăng nhằm chấm dứt việc cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch phát thải cao.
Nhiều tổ chức tài chính trên thế giới, đã quyết định ngừng đổ vốn vào nhiệt điện than để chuyển sang điện mặt trời và điện gió, khiến hàng loạt dự án tại các nước đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo dự báo của Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, điện thương phẩm đạt 478 tỉ kWh vào năm 2030 và 861 tỉ kWh vào năm 2045 (hiện nay khoảng 215 tỉ kWh).
Công nghệ sạch cho các nhà máy nhiệt điện than được xem là chìa khóa để cân bằng lợi ích giữa phát triển kinh tế và cải thiện môi trường ở các nước đang phát triển.
Đến thời điểm này tình hình cung cấp than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho các nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đạt khối lượng theo các hợp đồng đã ký, qua đó góp phần bảo đảm huy động ở mức cao các nhà máy nhiệt điện than nhằm cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia.
Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng gia tăng. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 do nhiệt điện than gây ra được cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2030.
Vấn đề tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện đang là mối quan tâm của nhiều cộng đồng nơi có các nhà máy nhiệt điện than hoạt động. Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh tình trạng bãi tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện quá tải khiến người dân ngày đêm lo sợ. Trong khi đó, đến nay, giới chuyên môn vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc tro xỉ điện than là tài nguyên hay chất thải nguy hại.
Theo Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu, nửa đầu năm 2020, công suất điện than toàn cầu lần đầu tiên sụt giảm ở mức kỷ lục 2,9 gigawatt (GW) trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà máy dừng hoạt động và đại dịch Covid-19 khiến việc triển khai các dự án mới bị ngưng trệ.
Các liên minh đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng triển khai các nhà máy nhiệt điện than mới để rà soát, đánh giá toàn diện tính khả thi về tài chính, các tác động về sức khỏe, môi trường, an ninh, trật tự xã hội của các dự án này.