Chủ nhật, 24/11/2024 06:32 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/01/2022 09:00 (GMT+7)

Nhóm doanh nghiệp liên quán đến đấu giá đất Thủ Thiêm vay hơn 14.000 tỷ đồng trái phiếu

Theo dõi KTMT trên

Ngân hàng và bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 12, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận tổng cộng 80 đợt phát hành riêng lẻ trong nước với tổng giá trị huy động 65.757 tỷ đồng.

Trong đó ngân hàng và bất động sản vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Cụ thể ngân hàng và BĐS vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng , chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng. Huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu tập trung phần lớn ở nhóm Sun Valley, Bách Hưng Vương và Wealth Power... 

Nhóm doanh nghiệp liên quán đến đấu giá đất Thủ Thiêm vay hơn 14.000 tỷ đồng trái phiếu - Ảnh 1
Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm gây xôn xao dư luận. 

Với doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất là Công ty CP Đầu Tư Sun Valley với giá trị 3.560 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 4 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện đạt 650 tỷ đồng.

Xếp sau là Công ty CP Bách Hưng Vương với giá trị huy động 2.980 tỷ đồng, trái phiếu được phát hành riêng lẻ theo kỳ hạn 1 năm. Công ty được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ hiện là 536 tỷ đồng.

Cùng với đó, CTCP Wealth Power (thuộc ngành năng lượng) cũng huy động được 2.880 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn một năm.

Trong cáo cáo của VBMA nêu rõ, 2 doanh nghiệp bất động sản CTCP Đầu Tư SunValley và CTCP Bách Hưng Vương cùng với CTCP Wealth Power đã phát hành tổng cộng gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu giai đoạn gần đây.

Mặt khác, báo cáo phát hành trái phiếu riêng lẻ của 3 đơn vị trên đều khá "kiệm lời" khi không cung cấp các thông tin cơ bản của đợt phát hành trái phiếu như lãi suất, mục đích huy động, trái chủ, các đơn vị tham gia thu xếp, tài sản đảm bảo...

Trong năm 2021, thị trường có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có 937 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 570.000 tỷ đồng (chiếm 95,8% tổng giá trị phát hành), 23 đợt phát hành ra công chúng giá trị 26.340 tỷ (chiếm 4,6% ) và 4 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế tổng giá trị 1,425 tỷ USD.

Trong đó ngân hàng và BĐS vẫn là 2 nhóm ngành có khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 46.926 tỷ đồng và 9.538 tỷ đồng, chiếm 71,4% và 14,5% tổng giá trị phát hành của tháng.

Việc các doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu không phải hiếm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia từng lên tiếng cảnh báo rủi ro từ hình thức này. 

Liên quan đến bất động sản, trong một diễn biến khác, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Trong công điện, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.

Trong thực tế, các ngân hàng đang khá dè dặt với việc cấp tín dụng cũng như tham gia mua trái phiếu của doanh nghiệp khi các chính sách của nhà nước hướng về việc thắt chặt sau khi trái phiếu BĐS tăng nóng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN siết chặt hoạt động mua trái phiếu của các tổ chức tín dụng trong tháng 11. Điểm nhấn quy định chi tiết về trường hợp tổ chức tín dụng không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích: để tái cơ cấu nợ; góp vốn/mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác; Tăng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phát hành.

Ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện về quản lý, thanh tra, kiểm tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Tài chính được yêu cầu thanh kiểm tra việc phát hành, sử dụng vốn thu được từ trái phiếu, nhất là trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có liên quan tới doanh nghiệp BĐS.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhóm doanh nghiệp liên quán đến đấu giá đất Thủ Thiêm vay hơn 14.000 tỷ đồng trái phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới