Sản xuất thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các dịch vụ giao hàng, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... là những ngành, nghề dự kiến sẽ được hoạt động trở lại trong thời gian tới (sau ngày 15/9) tại TP.HCM
Chiều ngày 13/9, tại cuộc họp báo thông tin về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, để đảm bảo cho kết quả phòng chống dịch được bền vững hơn và từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội, thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 thêm một thời gian nữa, dự kiến là cuối tháng 9/2021.
Trong đó, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch bệnh tốt như: Cần Giờ, Củ Chi, Quận 7 hay Phú Nhuận, Nhà Bè, Quận 5, Quận 11 có thể áp dụng theo tinh thần 16 – hoặc 15 + để TP.HCM đảm bảo kết quả phòng, chống dịch bền vững; Đồng thời để TP.HCM có được sự chuẩn bị thêm nữa cần thiết cho giai đoạn phục hồi mở cửa sau dịch bệnh.
“Từ nay đến cuối tháng 9, thành phố sẽ tập trung các hoạt động củng cố các kết quả, trong đó tập trung hoạt động tiêm vaccine, để mũi 1 đạt tỷ lệ cao nhất và đẩy nhanh tiêm mũi 2. Đây là điều kiện để nhanh chóng mở của lại các hoạt động bình thường cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội”, ông Mãi nhấn mạnh.
Cùng với đó, việc tập trung củng cố năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở cũng được chú trọng. Củng cố thêm hoạt động các trạm y tế, y tế dự phòng, y tế công cộng.
Song song đó là việc tăng cường hoạt động điều trị ở tầng 2, tầng 3, nâng cao khả năng tiếp nhận điều trị của hệ thống y tế. Khi mở cửa, tỉ lệ bao phủ vaccine, năng lực y tế rất quan trọng để đủ sức giải quyết các vấn đề khó khăn có thể xảy ra.
Ông Mãi cũng thông tin, TP.HCM sẽ chuẩn bị kỹ kế hoạch phục hồi kinh tế sau giai đoạn sau tháng 9 trở đi. Tuần này sẽ tập trung hoàn thiện kế hoạch và phục hồi kinh tế sau tháng 9 để lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân… để kế hoạch đảm bảo mục tiêu an toàn phòng chống dịch khi mở cửa trở lại nền kinh tế; Phục hồi các hoạt động, sinh hoạt trong điều kiện thành phố còn có dịch.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tiếp tục mở rộng các thí điểm về dịch vụ an toàn để phục vụ nhu cầu cho bà con nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp như sản xuất thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các dịch vụ giao hàng, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, báo chí, các dịch vụ công ích, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân…
TP.HCM sẽ thực hiện thí điểm mở cửa hoạt động trở lại các ngành nghề kể trên trên nguyên tắc an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp nhưng đồng thời có kinh nghiệm để vận hành toàn diện hơn cho thời gian sau tháng 9 khi dự báo tình hình dịch được kiểm soát tốt hơn, có chuyển biến tích cực hơn.
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng tại Hội nghị G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ba đề xuất để giảm phát thải ròng.
Các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, mục phát triển kinh tế - xã hội do MTTQ Việt Nam huyện Quốc Oai phát động đã đạt được hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tối 17/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại nước này.
Huyện Ân Thi (Hưng Yên) vừa tổ chức hội nghị công bố về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 1248 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng lập Ban chỉ đạo tổng kết nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do Thủ tướng làm trưởng ban.
Tại COP 29, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Chiều ngày 23/11/2024, Hội sinh viên Khóa K26 Trường Đại học Luật Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 mái ấm cho bà con chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
UBND TP Hà Nội vừa thông qua quyết định đầu tư 460 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 30 km đê tả Bùi và đê hữu Đáy tại huyện Chương Mỹ, nơi thường xuyên ngập lụt
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.