Chủ nhật, 24/11/2024 09:33 (GMT+7)
Thứ tư, 23/06/2021 09:17 (GMT+7)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản

Theo dõi KTMT trên

Những ý tưởng lạ đời ứng dụng trong nông nghiệp, xây dựng chỉ có ở Nhật Bản gây tò mò, thích thú cho du khách thế giới.

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 1
Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 2

Kỹ thuật lâm nghiệp daisugi: Kỹ thuật daisugi phát triển ở Kyoto vào khoảng thế kỷ 15 nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và tạo ra loại gỗ thẳng, tròn sử dụng làm mái quán trà Nhật Bản. Khoảng 3-4 năm/lần, cây tuyết tùng gốc được cắt tỉa để chỉ những chồi thẳng nhất mới có thể phát triển. Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ được lấy gỗ hoặc trồng lại để tái sinh rừng. (Ảnh: Colossal)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 3

Trạm dừng xe lửa để ngắm cảnh: Ga Seiryu Miharashi ở tỉnh Yamaguchi nằm giữa hai thị trấn Naguwa và Nekasa. Ở đây, bạn không thể tìm thấy đường lên hay lối ra khỏi ga. Chỉ một số chuyến tàu đặc biệt mới được dừng, du khách có thể xuống ga trong 10 phút và thưởng ngoạn quang cảnh rừng núi, phía dưới là dòng sông Nishiki. (Ảnh: Leesmee)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 4

Ghế tàu lửa hướng ra cửa sổ: Du lịch bằng tàu hỏa là niềm vui của nhiều người Nhật vì yếu tố đúng giờ, nhanh và thuận tiện. Trên một số chuyến tàu, du khách thậm chí có thể quay ghế ra ngoài để nhìn khung cảnh lướt qua tầm mắt. (Ảnh: Reddit)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 5

Bồn rửa tay trên toilet: Nhiều du khách tỏ ra bất ngờ với kiểu lắp bồn rửa tay phía trên bồn cầu. Ban đầu, thiết kế này được bán trên thị trường nhằm tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm lại phổ biến như cách để tiết kiệm nước hiệu quả. Loại bồn kết hợp hoạt động khá đơn giản. Lượng nước đã dùng trong bồn rửa tay sẽ được gom vào bể chứa và sử dụng lại khi xả bồn cầu. (Ảnh: Japaninfo)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 6

Bức tranh khổng lồ từ lúa: Tanbo Art được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều loại gạo với màu sắc đa dạng, tạo ra bức tranh khổng lồ trên ruộng lúa. Nghệ thuật này có từ 1993, như một cách hồi sinh làng lúa Inakadate. Ban đầu, nông dân tạo ra các hình ảnh khá đơn giản như nhân vật hoạt hình. Sau đó, họ bắt đầu họp định kỳ và chọn loại lúa nào để gieo trồng. Hình ảnh phác thảo được thiết kế trên máy tính rồi mới đem hạt đi gieo. (Ảnh: Agricultural festival)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 7

Lối đi dành riêng cho rùa: Để ngăn chặn tình trạng rùa bị tàu cao tốc nghiền chết dưới đường ray và bảo đảm an toàn cho hành khách, một số công ty đường sắt tiến hành xây đường rãnh dành riêng cho loài động vật chậm chạp này. Con đường giúp chúng dễ dàng di chuyển khi tàu chạy mà không gặp nguy hiểm. (Ảnh: AFPO)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 8

Nhà hàng riêng tư tuyệt đối: Bạn là người hướng nội và muốn tận hưởng bữa ăn một mình mà không bị ai quấy rầy? Ở Nhật Bản, một số nhà hàng mang đến thực khách đặc quyền riêng tư đó. Thực khách ngồi trong góc kín nơi không ai nhìn thấy, đồ ăn, nước uống được phục vụ qua khe cửa. (Ảnh: Reddit)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 9

Dưa hấu lập phương: Hàng năm, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, thành phố Zentsuji vào chính vụ thu hoạch dưa hấu lập phương. Mỗi quả dưa có trọng lượng chừng 3 kg, kích thước 18x18 cm. Không khác loại dưa thường với vỏ màu xanh và kẻ sọc đậm màu dọc thân, nhưng dưa hình lập phương dễ vận chuyển hơn. Để tạo hình lập phương cho dưa, nông dân vùng Zentsuji đặt dưa trong khuôn kim loại khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch. (Ảnh: HuffPost)

Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản - Ảnh 10

Ngôi làng trên miệng núi lửa: Aogashima là ngôi làng biệt lập ở Tokyo, nằm bên trong một ngọn núi lửa. Ngọn núi lửa này đã tắt, nằm trong quần đảo Izu. Lần phun trào cuối cùng của nó là vào cuối thế kỷ 18. Có khoảng 200 cư dân sống bình yên ở Aogashima. (Ảnh: Peak Experience Japan)

Thảo Ly

Bạn đang đọc bài viết Những phát minh kỳ lạ ở Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới