Thứ năm, 09/01/2025 11:21 (GMT+7)
Thứ bảy, 21/12/2024 18:14 (GMT+7)

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa

Theo dõi KTMT trên

Hiện nay, rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn cầu.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 1
Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 2

Rác thải nhựa là những đồ dùng, vật dụng có chất liệu làm từ nhựa và không còn giá trị sử dụng. Trong đó gồm túi nilon, vỏ chai, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Rác thải nhựa đang là hiểm họa đối với môi trường toàn cầu. Nó rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm,… chính vì thế khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người.

Dù nhựa có nhiều ứng dụng tiện ích trong đời sống hàng ngày thế nhưng sự gia tăng không kiểm soát được lượng rác thải nhựa đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường.

Hàng triệu tấn rác thải nhựa được sản xuất và thải ra môi trường mỗi năm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 3

Từ những chai nước dùng một lần đến túi nilon, nhựa đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, tác động tiêu cực của nó ngày càng rõ rệt. Những mảnh nhựa nhỏ bé, tưởng chừng vô hại, lại có thể tồn tại rất lâu mà, gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

Các mảnh nhựa nhỏ, gọi là microplastics, chúng có thể xâm nhập vào nước uống và chuỗi thức ăn, gây hại cho động vật và con người. Sự tích tụ của microplastics trong cơ thể người có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như viêm nhiễm, rối loạn hormone và các bệnh về tiêu hóa. Các động vật biển như rùa, cá voi, chim biển và nhiều loài khác thường nhầm nhựa là thức ăn, gây ra tổn thương nội tạng hoặc tử vong do nghẹt thở hoặc tổn thương tiêu hóa.

Những hậu quả của rác thải nhựa không chỉ dừng lại ở môi trường và sức khỏe mà còn về mặt kinh tế. Cần biết rằng việc dọn dẹp và xử lý rác thải nhựa tốn kém rất nhiều chi phí. Các quốc gia và thành phố phải chi ra hàng triệu đô la mỗi năm để thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, rác thải nhựa còn gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Những bãi biển ngập tràn rác thải nhựa làm xấu đi hình ảnh du lịch mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật biển, từ cá, rùa biển đến các loài động vật có vú lớn như cá voi và hải cẩu. Ngành công nghiệp thủy sản cũng chịu thiệt hại lớn khi các ngư trường bị ô nhiễm và suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 4

Nhìn vào thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28- 0,73 triệu tấn bị thải ra biển nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc , hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 5

Về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam, theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2023 Việt Nam nhập khẩu khoảng 7,5 triệu tấn hạt nhựa, đồng thời sản xuất trong nước khoảng hơn 2 triệu tấn. Như vậy nguyên liệu để sản xuất hạt nhựa nguyên sinh ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn, đây là một con số rất lớn.

Trong những năm qua, tiêu thụ nhựa ở Việt Nam liên tục tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Tổng sản lượng ngành nhựa hiện nay khoảng 25 tỷ USD, xuất khẩu năm 2023 khoảng 4,5 tỷ USD.

Theo ước tính mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,2 triệu tấn nhựa. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng rác thải nhựa thải ra rất lớn cần phải xử lý.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 6
Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 7

Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam cũng đang gia tăng nhanh chóng, tạo ra những thách thức lớn về quản lý môi trường và yêu cầu sự hợp tác và nỗ lực từ mọi tầng lớp trong xã hội để đối mặt và giải quyết vấn đề này. Vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Nếu chúng ta không có giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật này được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng.

Ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải nhựa. Theo ông Cao Minh Tuấn, từ năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các địa phương tổ chức nhiều chiến dịch quốc gia nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. 

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 8

Việc tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức là nền tảng quan trọng. Thay đổi hành vi và ứng xử của cả cộng đồng và doanh nghiệp đối với sản phẩm nhựa và rác thải nhựa là quan trọng nhất. Những hành động nhỏ như hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng chai và lọ thủy tinh thay vì nhựa, ưu tiên mua sản phẩm đóng hộp giấy thay vì hộp nhựa… sẽ đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống rác thải nhựa.

Cần xây dựng chính sách phát triển thị trường sản phẩm tái chế, dán nhãn xanh cho các sản phẩm, quy định tỷ lệ tái chế trong mỗi sản phẩm nhựa…

Nếu muốn chống rác thải nhựa, phải kéo dài vòng đời sản phẩm nhựa, giảm thiểu thải bỏ ra môi trường. Muốn vậy phải có quy chuẩn cho các sản phẩm nhựa.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 9

Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Tạp chí Kinh tế Môi trường luôn có nhiều phương thức truyền thông để lan tỏa những nội dung mới trong bối cảnh mới một cách thiết thực hiệu quả. Tiếp đó, thông qua những giải thưởng về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giải thưởng thường niên về môi trường của Hà Nội, tạp chí luôn thể hiện rõ đậm nét ở mỗi sản phẩm báo chí trong công tác tuyên truyền tới người dân và chính ngay các cơ quan có liên quan. Một trong những thành quả đó là, tạp chí thường xuyên đạt giải cao tại các giải thưởng.

Giải quyết vấn đề rác thải nhựa đòi hỏi sự nỗ lực của toàn cầu từ chính phủ, doanh nghiệp đến từng cá nhân. Chúng ta cần chung tay hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chúng ta và các thế hệ tương lai. Chỉ khi hiểu rõ về tình trạng rác thải nhựa và có các biện pháp cụ thể, chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai bền vững và trong lành hơn.

Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa - Ảnh 10

Nội dung, thiết kế: Bích Ngọc

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Nỗ lực bảo vệ hành tinh bằng việc hạn chế rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khôi phục rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu
Dưới ảnh hưởng ngày càng xấu đi của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng sạt lở bờ biển và ven sông gây mất rừng và đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các khu vực ven biển là điều vô cùng cần thiết.

Tin mới

Hà Nội và TP.HCM cần hành động quyết liệt để đưa chất lượng không khí về mức an toàn cho sức khoẻ
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân mà còn tác động xấu đến môi trường và kinh tế. Để đưa chỉ số chất lượng không khí về mức an toàn, 2 thành phố này cần có một lộ trình giải pháp toàn diện.