Theo NOAA, các nhà khoa học dự báo khí hậu toàn cầu có thể 'nóng kỷ lục' vào năm 2022 và đây sẽ là năm có nhiệt độ cao thứ 10 trong lịch sử. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nồng độ ngày càng cao của các loại khí giữ nhiệt như khí thải carbon.
Ngay cả khi La Nina diễn ra, tác động làm lạnh khí hậu của hiện tượng này cũng không đủ để bù lại tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra, làm khí hậu nóng lên.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (C3S) ngày 6/4 đã công bố nhiệt độ trong tháng 3/2020 được ghi nhận ở mức kỷ lục cùng tháng 3 của năm 2017 và 2019.
Cơ quan khí tượng quốc gia Argentina cho biết khu vực thuộc lãnh thổ nước này ở Nam Cực ngày 6/2 đã trải qua một ngày nóng kỷ lục kể từ khi dữ liệu về khí hậu bắt đầu được ghi nhận.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng năm 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử và tác động của việc toàn cầu ấm lên có thể được cảm nhận qua thời tiết cực đoan.
Một nhóm trên 11.000 nhà khoa học của hơn 150 nước trên toàn thế giới đã cùng đưa ra tuyên bố khẩn về khí hậu, đồng thời cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu nhân loại không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này. Tuyên bố được đưa ra sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu ngày 4/11.