Chủ nhật, 24/11/2024 08:16 (GMT+7)
Thứ năm, 03/09/2020 14:00 (GMT+7)

Nửa đầu tháng 9, tài nguyên nước mặt tại đồng bằng sông Cửu Long tăng

Theo dõi KTMT trên

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, dựa trên các thông tin dự báo về mưa và dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công nửa đầu tháng 9, dòng chảy tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc dự báo sẽ tăng, lên tới mức 21.000 m3/s.

Tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này trong nửa đầu tháng 9/2020 dự kiến sẽ đạt khoảng 80% TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 18%.

Dự báo, mực nước lớn nhất tại trạm Tân Châu giữa tháng 9/2020 sẽ đạt khoảng 3,0 m, xấp xỉ giá trị TBNN cùng kỳ và thấp hơn giá trị cùng kỳ năm 2019 là 0,2 m. Mực nước lớn nhất này vẫn thấp hơn mức báo động cấp 1 khoảng 0,5 m.

Nửa đầu tháng 9, tài nguyên nước mặt tại đồng bằng sông Cửu Long tăng - Ảnh 1
Lưu vực sông Mê Công.

Theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, cuối tháng 8/2020, lượng mưa trên hạ lưu vực sông Mê Công tiếp tục duy trì ở mức thấp như nửa đầu tháng 8/2020 ở mức 63% so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa sụt giảm trên các vùng có xu hướng tăng dần về phía hạ du, trong đó vùng ĐBSCL sụt giảm nhiều nhất ở mức 45% và vùng tỉnh Vân Nam Trung Quốc lần đầu tiên trong năm ghi nhận lượng mưa lớn hơn TBNN.

“Do mưa vẫn tiếp tục ít, nên chế độ dòng chảy trên dòng chính sông Mê Công cuối tháng 8/2020 vẫn ở mức thấp. Theo số liệu quan trắc tại trạm Chiềng Sẻn, mực nước nửa cuối tháng 8/2020 duy trì ở mức thấp hơn TBNN khoảng 1m; cao hơn mực nước cùng kỳ năm 2019 khoảng 1,5m; và vẫn còn thấp hơn mực nước báo động lũ cấp I khoảng 7 m.” - Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thông tin.

Tương ứng, dòng chảy tại trạm Chiềng Sẻn cuối tháng 8/2020 dao động trong khoảng từ 2500 đến 3500 m3/s. Tổng lượng dòng chảy cuối tháng 8/2020 đạt khoảng tỷ m3, tương đương với 80% so với TBNN và lớn hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu quan trắc tại trạm Kra-chê (Campuchia), mực nước nửa cuối tháng 8/2020 vẫn ở mức thấp mặc dù có xu thế tăng nhẹ, dao động trong khoảng từ 2 đến 5 m, và tới cuối tháng 8 còn thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 2 m và thấp hơn mức nước lũ báo động lũ cấp 1 khoảng 6 m. Tương ứng, tổng lượng dòng chảy cuối tháng 8/2020 chỉ đạt khoảng 70% so với TBNN và thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Còn tại Tân Châu và Châu Đốc, cùng với xu thế mực nước thấp ở thượng lưu, mực nước lớn nhất cuối tháng 8/2020 tại trạm Tân Châu ở mức thấp hơn TBNN khoảng 1,2 m. Mực nước nửa cuối tháng 8/2020 vẫn ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2 m, và tới cuối tháng 8 còn thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 0,6 m và thấp hơn mức báo động lũ cấp 1 là 1,4m.

Tương ứng, tổng lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc cuối tháng 8/2020 chỉ đạt khoảng 70% của TBNN. Diễn biến dòng chảy qua hai trạm này tăng nhẹ và đến cuối tháng 8 vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 2.000 m3/s.

Trong giai đoạn cuối tháng 8/2020 lũ về Đồng bằng sông Cửu long đã xuất hiện từ ngày 22 tháng 8 năm 2020, và chậm hơn so với TBNN là 29 ngày. Giai đoạn này, lũ có đặc điểm là tổng lượng dòng chảy vào ĐBSCL tương đương cùng kỳ năm 2019 nhưng có mực nước thấp hơn khoảng 0,2 m.

Thuý Hằng

Bạn đang đọc bài viết Nửa đầu tháng 9, tài nguyên nước mặt tại đồng bằng sông Cửu Long tăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới