Chủ nhật, 24/11/2024 07:59 (GMT+7)
Thứ hai, 08/11/2021 14:00 (GMT+7)

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030?

Theo dõi KTMT trên

Báo cáo mới nhất của Climate Central chỉ rõ, biến đổi khí hậu đang nhấn chìm các thành phố ven biển trên thế giới trước năm 2030, trong đó bao gồm cả khu vực phía đông của TP.HCM.

Khi các sông băng tiếp tục tan chảy ở hai cực, mực nước biển sẽ tiếp tục tăng ở mức báo động, khiến nhiều thành phố ven biển trên khắp thế giới, bao gồm TP.HCM có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm sớm hơn dự báo trước đây.

Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới có thể đang tìm ra các giải pháp cho biến đổi khí hậu và những thảm họa sắp xảy ra đối với nhân loại trong tương lai tại COP26, thì điều không thể tránh khỏi đã bắt đầu xảy ra. 

Trong báo cáo mới nhất, tổ chức Climate Central (Mỹ) đã tạo ra một bản đồ để đánh giá nguy cơ Trái Đất sẽ bị nhấn chìm dưới nước trước năm 2030 do mực nước biển dâng cao. Bản đồ được tạo ra dựa trên những thông tin từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), cơ quan của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm phân tích khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu.

Theo đó, 6 thành phố có nguy cơ bị nhấn chìm cao trong vòng chưa đầy một thập kỷ bao gồm:

1. Amsterdam (Hà Lan)

Là điểm đến nổi tiếng thế giới ở Hà Lan, Amsterdam được biết đến với niềm yêu thích những cây cầu, cần sa với cuộc sống về đêm không gì sánh bằng. Đáng buồn thay, Amsterdam lại nằm trong  trên vùng trũng cùng với các thành phố như Rotterdam và The Hague.

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 1

Trong khi đó, người Hà Lan nắm vững khoa học về phòng chống lũ lụt, song Amsterdam sẽ không tránh được tình trạng mực nước biển dâng trong thập kỷ này.

2. Basra (Iraq)

Được coi là thành phố cảng chính ở Iraq, Basra nằm dọc theo sông Shatt al-Arab chảy ra Vịnh Ba Tư. Với những vùng đầm lầy sâu xung quanh, Basra có thể bị nhấn chìm một phần hoặc toàn bộ vào cuối thập kỷ này.

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 2

3.New Orleans (Mỹ)

Biến đổi khí hậu không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lãnh thổ như nhau. Sự khác biệt duy nhất sẽ dựa trên việc các quốc gia khác nhau được trang bị tốt hơn như thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 3

Thành phố New Orleans nổi tiếng với hệ thống đê bảo vệ thành phố trước lũ lụt. Ngay cả khi đó, thành phố cần phải hành động nhiều hơn nữa để không bị nhấn chìm trong thập kỷ tiếp theo.

4. Venice (Ý)

Không xa lạ với lũ lụt, Venice được biết đến với mạng lưới đường thủy - một địa điểm yêu thích của du khách. 

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 4

Theo Timeout, thành phố đang bị nhấn chìm với tốc độ 2 mm mỗi năm, cùng với việc đối mặt với những tác động trực tiếp của mực nước dâng. Mặc dù Venice cũng có các biện pháp bảo vệ, nhưng thành phố cần phải thực hiện các biện pháp triệt để hơn để ngăn chặn tình trạng bị nhấn chìm dưới biển.

5. TP.HCM (Việt Nam)

TP.HCM ở Việt Nam có thể bị nhấn chìm trước năm 2030, ít nhất là hầu hết các khu vực phía đông nằm cạnh sông Mê Kông và dọc theo vùng đầm lầy trũng thấp của Thủ Thiêm.

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 5

Thậm chí, ngay cả khi thành phố không bị nhấn chìm, nhiều khu vực cũng trở nên nguy hiểm cho con người sinh sống do nhiều yếu tố bao gồm lũ lụt và bão.

6. Kolkata (Ấn Độ)

Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030? - Ảnh 6

Thủ phủ bang Tây Bengal ở Ấn Độ, Kolkata đang có một thách thức mới nếu muốn giữ lại lịch sử văn hóa gắn liền với thành phố. Trước năm 2030, phần lớn thành phố Kolkata có thể phải đối mặt với lũ lụt lớn, khiến thành phố bị nhấn chìm.

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao… Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gần gấp 3 lần so với thế kỷ trước.

Dữ liệu mới cho thấy có 300 triệu người các khu vực ven biển trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương vào năm 2050 vì lũ lụt trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, mực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp. Dự báo đến năm 2030, khoảng 45% diện tích của ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt (khoảng 17 tỉ USD) cũng như hệ thống cấp nước ở các vùng trũng của Nam Bộ.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nước biển dâng cao, 6 thành phố nào sẽ bị nhấn chìm trước năm 2030?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới