Nhiều thành phố ven biển trên khắp thế giới, có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm sớm hơn dự báo trước đây. Nguyên nhân là biến đổi khí hậu khiến băng ở hai cực tan với tốc độ báo động.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Việt Nam sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực...
Theo Bộ NN-PTNT, nước ta là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do BĐKH, đặc biệt là ĐBSCL - 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng cao.
Với địa hình cao hơn mực nước biển chưa đầy 2m, ĐBSCL rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động của nước biển dâng. Cùng với hoạt động khai thác nước ngầm quá mức và sự phát triển chóng mặt của các nhà máy thủy điện đang đe dọa tương lai nơi đây.
Thành phố New York không phải là nơi duy nhất ở Mỹ sử dụng hàu để xử lý tình hình mực nước biển dâng cao. Đài BBC đưa tin, bang Louisiana cũng đang sử dụng động vật thân mềm này để ngăn chặn sự xói mòn của các vùng đất ngập nước ven biển.
Bộ TN&MT vừa công bố bản cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2020. So với bản năm 2016, bản cập nhật mới này có nhiều điểm mới về số liệu, phương pháp nghiên cứu nhằm nâng chất lượng của kịch bản.
Được đánh giá là 1 trong 3 đồng bằng của thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vấn đề cấp thiết cần phải xây dựng được các kịch bản Biến đổi khí hậu - nước biển dâng có độ tin cậy cao nhất cho vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao... khiến nhiều vùng đất và một loạt đô thị trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị nhấn chìm trong nước vào năm 2050.
Báo cáo mới nhất của Climate Central chỉ rõ, biến đổi khí hậu đang nhấn chìm các thành phố ven biển trên thế giới trước năm 2030, trong đó bao gồm cả khu vực phía đông của TP.HCM.
Ước tính đến năm 2030, khoảng 50% dân số thế giới sống ở các khu vực ven biển, nơi thường xuyên sẽ phải hứng chịu nhiều hiện tượng thiên tai cực đoan như lũ lụt, bão và sóng thần.
Tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu. Đặc biệt trong tương lai, rừng ngập mặn còn là cứu cánh của con người trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng cao.
Nếu xu hướng ấm lên toàn cầu hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra, thì thiệt hại kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra ước tính lên tới 1.700 tỉ USD/năm vào năm 2025 và có thể tăng lên khoảng 30.000 tỉ USD/năm vào năm 2075.
Biến đổi khí hậu không những khiến nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, hay nước biển dâng, mà trên phạm vi toàn cầu còn khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn và diễn biến bất thường hơn.
Ngày 27/2, giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo nhiều thành phố lớn của các nước châu Á như thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thủ đô Jakarta (Indonesia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thượng Hải (Shanghai, Trung Quốc), là những nơi có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất kiềm chế năng lực của các nước Phi trong hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào năm 2030 (SDGs).
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,... Thiên tai, thảm họa hoành hành khắp thế giới đã khiến cho thiên nhiên và cuộc sống của con người bị đe dọa nghiêm trọng.