Báo cáo của tổ chức World Wide Fund (WWF) liệt kê ô nhiễm, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu là những mối nguy hiểm lớn nhất đối với các quần thể cá nước ngọt trên thế giới.
Ô nhiễm không khí tại TP.HCM đến từ 3 nguồn chính: Hoạt động giao thông chiếm khoảng 50%; hoạt động xây dựng chiếm khoảng 30%; còn lại là hoạt động công nghiệp. Đáng chú ý, trong nguồn giao thông, xe máy được coi là "thủ phạm" chính.
Sau khoảng 2 ngày chất lượng không khí được cải thiện, sáng 27/1, TP.HCM lại chìm trong ô nhiễm không khí từ sáng sớm. Chỉ số AQI trung bình từ 6h là 162 đơn vị - ngưỡng có hại cho sức khỏe.
Tình trạng mù khô tại TP.HCM dự báo còn tiếp diễn nhiều ngày tới, chuyên gia cảnh báo người dân tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm bằng cách che chắn khi ra đường.
Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã khiến nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) lên trên ngưỡng không an toàn.
Nhiều năm qua, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của hàng trăm hộ dân ở hai bản Na Nát, Quan Chiên (thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) chảy tràn ra khe suối, rồi đổ thẳng vào lòng hồ Mường Lay, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân.
Cùng với thời gian và các tác động của biến đổi khí hậu, hệ thống sông Bắc Hưng Hải đang chịu tác động nặng nề vì ô nhiễm môi trường, với hàng trăm cống xả thải của các doanh nghiệp đổ ra sông.
Sông Nhuệ và sông Đáy hiện có nhiệm vụ quan trọng trong tiêu thoát nước lũ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở những tỉnh, thành có hai con sông này chảy qua.
Chất lượng không khí trên toàn "Lục địa Già" đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, nhưng ô nhiễm vẫn là yếu tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ tử vong sớm tại đây.
Được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1999, Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) đóng vai trò là đầu mối xử lý rác lớn nhất Thủ đô. Sau hơn 20 năm hoạt động, bãi rác Nam Sơn đã rơi vào tình trạng quá tải.
Sáng nay (5/11) là sáng thứ 3 liên tiếp TP.HCM chìm trong lớp sương mù dày đặc. Chỉ số chất lượng không khí liên tục bị cảnh báo ở mức xấu, không tốt cho sức khỏe người dân.
Người Hà Nội có lý do để “tự ti” khi những dòng sông trong lòng thành phố hầu hết đều đã chết hoặc đang ‘hấp hối’ vì ô nhiễm bủa vây. Hiện tại, những di sản thiên nhiên vô giá này gần như đang bị chính quyền sở tại “buông”, không hề có bàn tảy quản lý.
Kết quả theo dõi chất lượng không khí tại một số thành phố lớn của Trung Quốc cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất iPhone.
Việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mặc dù đã được Chính phủ quan tâm, thế nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn chưa được kiểm soát và xử lý thực sự hiệu quả.
Những năm qua, dù Hà Nội đã nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề nhưng thực tế cho thấy, hệ thống văn bản chính sách hiện nay còn thiếu các quy định để nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm.
Bộ Thương mại Thái Lan vừa công bố lệnh cấm nhập khẩu 428 loại rác thải điện tử để bảo vệ môi trường. Lệnh cấm này được ban hành theo nghị quyết năm 2018 của tiểu ban quản lý và kiểm soát rác thải điện tử và rác thải nhựa nhập khẩu của Chính phủ.