Thứ tư, 16/04/2025 21:55 (GMT+7)
Thứ sáu, 06/11/2020 09:02 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí lập kỷ lục mới tại Thủ đô New Delhi

Theo dõi KTMT trên

Thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã hứng chịu ngày có chất lượng không khí độc hại nhất trong năm trong ngày 5/11 với nồng độ bụi mịn PM2,5 cao gấp 14 lần so với giới hạn an toàn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra.

Cùng với sự lây lan mạnh mẽ của dịch COVID-19, mức báo động về rủi ro sức khỏe do khói bụi gây ra tại New Delhi đã tăng lên, khiến ngành y tế Ấn Độ phải đưa ra nhiều cảnh báo về sự gia tăng mạnh các bệnh về đường hô hấp.

WHO cho rằng các hạt bụi mịn PM2,5 với đường kính nhỏ hơn 2,5 micron có thể đi xuyên qua phổi và xâm nhập vào máu, gây ra các bệnh tim mạch và hô hấp, trong dó có bệnh ung thư phổi.

Theo WHO, mức PM2,5 trung bình tại New Delhi trong thời gian trên là 370 microgram/m3 không khí, vượt xa giới hạn an toàn do tổ chức này đề ra (25/mét khối không khí).

Ô nhiễm không khí lập kỷ lục mới tại Thủ đô New Delhi - Ảnh 1
New Delhi từng bị liệt là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. 

Ngoài ra, chỉ số chất lượng không khí tổng thể (AQI) bao gồm các chất gây ô nhiễm ngoài PM2,5 cũng vượt qua mức 460 trên thang chia độ 500, mức tồi tệ nhất kể từ ngày 14/11/2019. 

Cư dân mạng cũng đổ lỗi cho hành vi đốt rơm rạ của nông dân ở Punjab và Haryana đã gây ra tình trạng khói bụi. Với việc lễ hội lớn nhất Ấn Độ Diwali chỉ diễn ra trong 9 ngày nữa, tình hình sương mù chắc chắn sẽ xấu đi hơn nữa, vì người dân sẽ đốt một lượng pháo hoa khổng lồ để ăn mừng.

Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một sắc lệnh làm ô nhiễm môi trường với mức phạt tù lên đến 5 năm và phạt tiền lên tới 10 triệu INR. (khoảng $ 135,000).

Thành phố New Delhi cũng đã xây dựng “Tháp khói” đầu tiên của Ấn Độ - một tòa tháp có chức năng hấp thụ chất độc và làm sạch không khí. Tòa tháp này sẽ được thiết lập trong khu vực Connaught Place sang trọng của thủ đô Ấn Độ.

New Delhi từng bị liệt là thành phố ô nhiễm nhất thế giới – một "danh hiệu" mà không nơi nào muốn nhận, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch.

Tại thủ đô New Delhi các báo cáo về chất lượng không khí giờ đây là thông tin thiết yếu đối với cư dân, những người đang từng ngày lo lắng cho sự an toàn của chính họ.

New Delhi chỉ là 1 trong số 22 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Những gì Ấn Độ đang phải đối mặt chính là tấm gương phản chiếu một xu hướng toàn cầu không mong muốn, về mức độ ô nhiễm không khí gia tăng. Khói bụi càng nhiều, sức khoẻ càng giảm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là do các bệnh tim mạch, ung thư và nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí lập kỷ lục mới tại Thủ đô New Delhi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới

Chơi gì, ở đâu Đà Nẵng dịp lễ 30/4 – 1/5?
Từ đỉnh Bà Nà ngập sắc vàng với Lễ hội hoa mặt trời cho đến những vũ điệu lân sư rồng sôi động tại Da Nang Downtown, Đà Nẵng hứa hẹn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5.