Ông Trần Văn Tiếp, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa, cho biết Núi Chúa hiện là một trong số ít khu vực hiếm hoi trên đất liền ở Việt Nam có rùa biển lên đẻ trứng hằng năm.
Theo kết quả nghiên cứu do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Viện Nghiên cứu Môi trường biển (IMER) tại vùng biển các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung, một số loài rùa biển đã được xác nhận biến mất ở những vùng biển này.
Hiện nay, các chất thải trong nông nghiệp như bao bì, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật tồn tại ở dạng chai, lọ thủy tinh, chai nhựa, túi nilon, túi nhựa tráng kẽm là những loại khó phân hủy và được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.
Đức đang lên kế hoạch cấm túi nilon dùng một lần bắt đầu từ năm 2020. Theo đó, các trường hợp vi phạm sẽ chịu một khoản tiền phạt lên tới 100.000 euro (tương đương 110.000 USD).
Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển. Mỗi năm 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Vì vậy, ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu.
Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng rác thải nhựa với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác đổ ra biển. Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất.
Nhựa là loại rác thải khó phân hủy nhất, khiến cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Tái chế vỏ chai nhựa không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn là cách sáng tạo nên những vật dụng độc đáo, hữu ích trong.