Nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm tại sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê gây bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Dù nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định từ lâu, song việc “giải cứu” dòng sông ô nhiễm vẫn bất khả thi.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cuối năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu nhưng hiệu quả hoạt động không đạt như kỳ vọng. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm sông Cầu ngày càng trở nên báo động.
Các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh xả thẳng trực tiếp xuống dòng Ngũ Huyện Khê là một trong những "thủ phạm" khiến sông Cầu "hấp hối". Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục thanh tra, xử phạt nhưng các cơ sở này vẫn ngang nhiên xả nước thải.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành vi gây ô nhiễm sông Cầu.
Đây là lần thứ hai, UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản đề nghị cơ quan chức năng trên địa bàn khẩn trương xử lý tình trạng ô nhiễm nước tại khu vực sông Cầu.
Sông Cầu là một trong 5 con sông quan trọng nhất của miền Bắc từ lâu đã bị ô nhiễm nặng nề, việc này ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang sống 2 bên bờ sông.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bắc Ninh về việc giải quyết tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu tại địa phận tỉnh Bắc Giang.
Nhiều ngày qua, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, tiếp đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường có những động thái yêu cầu giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đang “bức tử” sông Cầu. Chúng tôi đã trao đổi với PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) về việc này.