UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt dự án đóng cửa bãi rác Cam Ly (phường 5, TP.Đà Lạt), nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác này. Tuy nhiên, tình trạng đổ rác thải sinh hoạt vẫn đang tiếp diễn tại đây.
Đốt rác thải sinh hoạt và các phụ phẩm nông nghiệp không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Công nghệ xử lý rác TTD-01 hiện đang được Công ty Cổ phần thương mại Thành Đạt nhân rộng ứng dụng vào việc xử lý rác thải của nhiều nhà máy trong và ngoài tỉnh Thái Bình.
Theo các chuyên gia, người xả rác ít cũng phải chịu chung phí xử lý phần ô nhiễm mà người xả nhiều gây ra là không công bằng. Việc thu tiền theo khối lượng đảm bảo công bằng, hợp lý và văn minh hơn.
Bắc Ninh luôn nằm trong top về phát triển kinh tế, trở thành đô thị trực thuộc Trung ương năm 2022. Nhưng, vấn đề môi trường ở tỉnh này cũng đang đặt ra nhiều thách thức, chưa cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Những ngày qua trên các tuyến phố thuộc phường Yên Phụ xuất hiện dày đặc các đống rác thải sinh hoạt. Rác thải ùn ứ nhiều ngày, bốc mùi nồng nặc, nước rỉ rác cũng chảy ra đường.
Khối lượng rác thải sinh hoạt không ngừng tăng lên đăt ra yêu cầu phải tìm được công nghệ xử lý chất thải phù hợp với đặc điểm rác không phân loại tại nguồn của Việt Nam. Hàng loạt công nghệ được triển khai nhưng vẫn chưa có giải pháp nào tối ưu hơn cả.
Ngày 17/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm "Đốt rác phát điện - Những vấn đề đặt ra, các phương án lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn".
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mỗi thứ Bảy, Chủ nhật cuối cùng của tháng, Câu lạc bộ Green Life đã tổ chức hoạt động đổi giấy lấy cây. Ngày 15/11, Chương trình đã diễn ra tại Đại học Dược Hà Nội.
Theo Luật Bảo vệ môi trường mới được thông qua, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán phù hợp với quy định của pháp luật về giá; dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải.
Theo dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nếu không phân loại rác.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước là khoảng 16 triệu tấn/năm, ước tính mỗi năm tăng thêm 10%. 70% số rác thải này được xử lý bằng hình thức chôn lấp, nghĩa là hình thức “đơn giản” nhất, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn. Vì vậy, câu chuyện quản lý và xử lý rác thải tại các địa phương chưa bao giờ hết “nóng”.
Theo báo cáo năm 2019 của Ban Đô thị UBND TP.Hà Nội, 2 bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn đã bị quá tải, nếu Hà Nội không có giải pháp công nghệ thay thế thì đến hết năm 2020 sẽ phải đóng bãi. Vậy Hà Nội đã, đang và sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này?
Sáng ngày 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để cho ý kiến vào những vấn đề lớn của dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, lộ trình đến năm 2025, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu phí theo khối lượng, chủng loại.
Với mong muốn hạn chế rác thải nhựa khó phân hủy từ những túi ni lông đựng thức ăn khi mua bán, trao đổi hàng hóa của người bán lẫn người mua, góp phần làm giảm tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt trong cộng đồng, Hội LHPN các địa phương thuộc ĐBSCL đã tiến hành nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là phong trào tự phân loại rác tại nhà và sử dụng giỏ xách đi chợ thay cho việc sử dụng các túi lông.
Ngày 20/7, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề bãi rác Nam Sơn, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Môi trường cho biết, bài toán xử lý rác thải Hà Nội sẽ được giải quyết khi nhà máy điện rác Nam Sơn được đưa vào hoạt động.
Quy hoạch bãi rác không phù hợp; thiếu đồng bô từ phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải… là những tồn tại lớn khiến cho bài toán xử lý rác thải sinh hoạt vẫn nhức nhối từ trung ương đến các chính quyền địa phương.