Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác thu gom, xử lý rác thải y tế và rác thải sinh hoạt, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn.
Tổng Cục Môi trường mới đây đã đề xuất thu phí xử lý chất thải rắn theo hình thức thu gom theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, mỗi ngày hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh tại TP. Hà Nội thải ra từ 4000 - 5000 tấn rác, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa.
Rác thải sinh hoạt ở TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và nhiều địa bàn lân cận sau khi thu gom, được Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên (Công ty Môi trường Vĩnh Yên) vận chuyển, chôn lấp một cách sơ sài ngay dưới chân núi Đinh.
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. Hiện có tới 3,5 triệu tấn rác được thải ra trên thế giới mỗi ngày. Con số này cao gấp 10 lần so với 100 năm trước và dự kiến sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào cuối thế kỷ 21. Do vậy, rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như về tài chính cho Chính phủ các nước. Mỗi quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng.
Chỉ sau vài ngày im ắng, tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng trên đoạn đường mới dài khoảng 1km từ số nhà 6 Thạch Bàn đến ngõ 68 Nguyễn Văn Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) lại tiếp tục tái diễn, gây bức xúc trong dư luận...