Đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người chạm ngưỡng không thể đảo ngược. Hoạt động của con người làm thay đổi hầu hết hệ sinh thái trên đất liền do sự gia tăng dân số và những áp lực của quá trình phát triển KT-XH.
Các nhà nghiên cứu nhận định, có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite (Mỹ).
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2 (TAFF2) để hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á và giảm khai thác gỗ rừng nhiệt đới.
Các nhà khoa học lo ngại khả năng chứa carbon của các khu rừng nhiệt đới sẽ giảm dần và cuối cùng đảo ngược, trở thành nguồn phát thải, nếu nóng lên toàn cầu cứ tiếp diễn.
Nạn phá rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với kho tài nguyên xanh trên toàn thế giới. Việc con người hủy hoại gần 70% diện tích rừng nhiệt đới đang khiến cho tình trạng "vùng đệm tự nhiên" ngăn chặn biến đổi khí hậu nhanh chóng biến mất.
Cơ quan giám sát thời tiết Brazil đã liên kết với Bộ Nông nghiệp Brazil ban bố “cảnh báo hạn hán khẩn cấp” đầu tiên trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 và cho biết mưa có thể khan hiếm ở 5 bang của Brazil vào thời gian đó.
Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) đã ghi nhận 2.248 vụ cháy rừng Amazon trong tháng 6/2020, tăng mạnh so với số liệu cùng kỳ năm ngoái và khiến giới chuyên gia vô cùng lo ngại.