Chủ nhật, 24/11/2024 05:26 (GMT+7)
Chủ nhật, 08/03/2020 06:30 (GMT+7)

Các khu rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2

Theo dõi KTMT trên

Rừng Amazon có thể trở thành nguồn phát thải CO2 vào khí quyển trong thập kỷ tới.

Các khu rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2 - Ảnh 1
Các bể chứa carbon biến mất đang nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, các khu rừng nhiệt đới đang hấp thụ ít CO2 hơn từ không khí, lượng carbon được đưa vào các bể carbon ngày càng ít. Điều này đang khiến biến đổi khí hậu diễn ra một cách nhanh hơn.

Vào thập kỷ tới, Amazon có thể biến thành một nguồn phát thải carbon thay vì là một bể chứa carbon lớn nhất bởi nạn chặt phá rừng, những hoạt động biến đất rừng thành đất nông nghiệp và những tác động của khí hậu.

Nếu điều này thực sự xảy ra, các vấn đề về khí hậu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thế giới sẽ phải cắt giảm các hoạt động sản xuất phát thải ra nhiều carbon để chống lại suy giảm của các bể carbon.

"Chúng tôi nhận thấy rằng một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đã bắt đầu", ông Simon Lewis, giáo sư trường địa lý tại Đại học Leeds, một trong những tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết.

"So với ba thập kỷ trước, lượng carbon được hấp thụ bởi các khu rừng nhiệt đới của thế giới đã giảm. Giờ đây chúng chỉ tiếp nhận đc 1/3 so với thời điểm những năm 1990. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của nhiệt độ cao, hạn hán và nạn chặt phá rừng. Xu hướng giảm này có thể sẽ xảy ra liên tục bởi các khu rừng ngày đang bị thu hẹp do biến đổi khí hậu và khai thác. Rừng nhiệt đới có thể biến thành nguồn carbon vào những năm 2060", ông Lewis nói.

Cho đến nay, con người đã may mắn vì rừng nhiệt đới đã xử lý rất nhiều ô nhiễm, nhưng điều này không thế kéo dài mãi mãi. Chúng ta cần hạn chế phát thải nguồn nhiên liệu hóa thạch trước khi chu trình carbon toàn cầu bắt đầu hoạt động chống lại con người. Bây giờ đã đã lúc cần chung tay hành động.

Tại cuộc đàm phán biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay (COP 26) sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 19/11 tới tại thành phố Glasgow thuộc Scotland (Vương quốc Anh), nhiều quốc gia dự kiến ​​sẽ đưa ra kế hoạch để đạt được mức phát thải ròng vào giữa thế kỷ. Nhưng một số nước giàu và nhiều công ty có kế hoạch giảm lượng khí thải thông qua việc bảo tồn, trồng lại hoặc trồng rừng mới.

Tuy nhiên, việc dựa vào các khu rừng dường như là không đủ để xử lý lượng khí thải với quy mô lớn. Việc sử dụng rừng như là một biện pháp để giải quyết vấn đề phát thải carbon chỉ là cái cớ cho các công ty tiếp tục hoạt động bình thường.

Sự hấp thụ carbon từ khí quyển của các khu rừng nhiệt đới lên đến đỉnh điểm vào những năm 1990 khi khoảng 46 tỉ tấn được loại bỏ khỏi không khí, tương đương với khoảng 17% lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của con người. Vào thập kỷ trước, lượng đó đã giảm xuống còn khoảng 25 tỉ tấn, tương đương 6% lượng khí CO2 thải toàn cầu.

Các nhà khoa học từ lâu đã lo lắng về sự quá tải của các khu rừng nhiệt đới khi không thể hấp thụ được hết lượng carbon mà con người thải ra.

Việc có lượng lớn khí carbon trong bầu khí quyển đã hấp thụ nhiệt nhiều hơn, điều này đã đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Nếu rừng trở thành nguồn carbon thay vì hấp thụ nó thì sự nóng lên của trái đất sẽ diễn ra mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ vượt xa những dự đoán hiện tại.

Các khu rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2 - Ảnh 2
Cháy rừng và nạn chặt phá đang giết chết những khu rừng.

Rừng mất khả năng hấp thụ carbon khi cây chết và khô do hạn hán và nhiệt độ tăng cao, nhưng việc mất rừng do khai thác và chuyển đổi thành đất nông nghiệp là yếu tố hàng đầu trong việc mất các bể chứa carbon.

Rừng được coi là bể chứa carbon khi nó hấp thụ lượng khí này từ khí quyển (thông qua quá trình quang hợp) nhiều hơn thải ra. Nhưng tỉ lệ giảm diện tích rừng trên thế giới lại khác nhau, trong đó khả năng hấp thụ carbon của rừng Amazon tụt dốc nhanh hơn nhiều so với những khu rừng nhiệt đới ở vùng hạ Sahara châu Phi. Thậm chí, Amazon có nguy cơ đi từ bể chứa carbon trở thành nguồn carbon trong vòng 15 năm tới. Đối với những khu rừng châu Phi, năng lực của bể chứa carbon được dự báo sẽ giảm 14% vào năm 2030.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm tăng ít nhất 30% nguy cơ cháy rừng ở Úc. Trong mùa cháy rừng 2019-2020, nhiệt độ cao kỷ lục cộng với nhiều tháng hạn hán nghiêm trọng đã dẫn đến hàng loạt vụ cháy rừng lớn trên khắp nước này. Ít nhất 33 người chết và hơn 11 triệu hecta rừng đã bị xóa sổ.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Các khu rừng nhiệt đới đang mất dần khả năng hấp thụ CO2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới