Chủ nhật, 24/11/2024 03:28 (GMT+7)
Thứ sáu, 17/12/2021 07:04 (GMT+7)

Siêu bão RAI giật cấp 17 khi tiến vào Biển Đông

Theo dõi KTMT trên

Chiều và tối nay (17/12) siêu bão RAI sẽ vượt qua khu vực phía Bắc Philippines và đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 của nước ta trong năm 2021, cường độ bão giảm còn cấp 13-14, giật cấp 17.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1h ngày 17/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, ngay trên miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, cường độ suy yếu dần và đi vào Biển Đông. Đến 1h ngày 18/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.

Siêu bão RAI giật cấp 17 khi tiến vào Biển Đông - Ảnh 1
Vị trí và dự báo hướng di chuyển của bão RAI. (Ảnh: KTTVQG)

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 8,5 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 9,0 đến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực phía Bắc của Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 10; từ gần sáng nay ở vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao nhất từ 8,0-10,0m; biển động dữ dội. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa): cấp 4.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 01 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Bình Định-Phú Yên khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-130km/giờ), giật cấp 15.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, cường độ có xu hướng giảm dần; trong 96 đến 120 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ bão tiếp tục có xu hướng giảm dần.

ng Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết thông thường vào tháng 12, bão đi vào khu vực phía nam của Biển Đông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành phố phía Nam.

Trong khi đó, sau khi quét qua phía bắc đảo Trường Sa vào ngày 18/12, bão Rai được dự báo có xu hướng đi ngược lên phía bắc. Đó là sự khác thường về đường đi của bão so với nhiều năm.
Ngoài cường độ mạnh, di chuyển nhanh và xuất hiện vào cuối năm, siêu bão Rai còn có hướng đi rất dị thường. Các địa phương đang lên phương án ứng phó với 3 kịch bản của bão.
Philippines đang đối mặt với một trong những cơn siêu bão mạnh nhất năm. Ở thời điểm đổ bộ đất liền nước này vào ngày 16/12, bão Rai đạt cường độ cực đại cấp 16, giật trên cấp 17. Chỉ sau hai ngày mạnh lên thành bão, sức gió của nó đã tăng cấp đáng kể và trở thành cơn siêu bão có sức tàn phá tương đương cơn Haiyan vào tháng 11/2013.

Sau khi vào Biển Đông, bão Rai dù giảm cường độ nhưng khả năng vẫn duy trì sức gió mạnh nhất cấp 13-14. Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là cơn bão mạnh nhất trong năm nay hoạt động trên Biển Đông.

Xây dựng kịch bản ứng phó siêu bão dị thường

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết thông thường vào tháng 12, bão đi vào khu vực phía nam của Biển Đông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành phố phía Nam.

Trong khi đó, sau khi quét qua phía bắc đảo Trường Sa vào ngày 18/12, bão Rai được dự báo có xu hướng đi ngược lên phía bắc. Đó là sự khác thường về đường đi của bão so với nhiều năm.

"Chúng tôi đã tính toán tất cả kịch bản có thể xảy ra. Tuy nhiên, khả năng đường đi bão Rai lệch lên phía bắc đang có xác xuất xảy ra cao nhất lên tới 80%. Ngoài ra, bão cũng có thể đi thẳng vào miền Trung hoặc lệch xuống phía nam, nhưng xác suất cho kịch bản này không cao", ông Năng nói.

Nhận định Rai là cơn siêu bão hiếm gặp trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương trong những năm gần đây, ông Năng cho biết lần gần nhất khu vực đón siêu bão trong tháng 12 là vào năm 2016. Dù vậy, cơn siêu bão Nocten khi đó giảm cấp rất nhanh sau khi vào Biển Đông, chỉ tồn tại với sức gió mạnh cấp 10/11.

Còn bão Rai dù hoạt động vào cuối mùa nhưng có thể duy trì cường độ mạnh tới cấp 13 sau khi vào Biển Đông. Đây là điểm khác thường.

Trước diễn biến phức tạp của bão Rai, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, cho biết đơn vị đã xây dựng 3 kịch bản để ứng phó với bão.

Kịch bản 1, bão chỉ ảnh hưởng trên Biển Đông do hướng đi ngược lên phía bắc. Theo đó, các địa phương cần điều chỉnh kế hoạch ra khơi đánh bắt vụ cá bắc trong ngày 19-21/12. Nhà chức trách được yêu cầu kêu gọi, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu.

Kịch bản 2, bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nếu tình huống này xảy ra, địa phương cần chủ động rà soát phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn đối với nhà ở không an toàn do bão, nhà có nguy cơ cao ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển theo hướng xen ghép và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Kịch bản 3 có xác suất xảy ra thấp nhất là bão đổ bộ vào khu vực Nam Bộ. Dù vậy, ông Hoài yêu cầu các địa phương không chủ quan do đây là khu vực có cơ sở hạ tầng với sức chống chịu không cao, người dân và chính quyền ít kinh nghiệm ứng phó bão.

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Siêu bão RAI giật cấp 17 khi tiến vào Biển Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới