Trên bảng xếp hạng về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 14 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đông Nam Á có 3 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học là Việt Nam, Indonesia và Myanmar và Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Thực tế con người vừa phụ thuộc vừa phá hủy hệ sinh thái.
Theo Bộ TN&MT, mặc dù hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã được củng cố và mở rộng, tuy nhiên, đa dạng sinh học vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cảnh báo, sản xuất lương thực toàn cầu kém hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến nạn đói gia tăng, cũng như dẫn đến 1/3 tổng lượng khí thải và 80% mất mát đa dạng sinh học.
Chỉ 1/4 các loài sinh vật ở châu Âu đang được bảo tồn tốt. Chỉ có 47% số loài chim đang phát triển mạnh. Trong khi đó, 80% môi trường sống tự nhiên bị đánh giá là "tồi tệ".
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học và sự mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh mẽ, có xu hướng gia tăng theo mức phát triển kinh tế-xã hội.
Đa dạng sinh học suy giảm do nhiều nguyên nhân như nạn phá rừng, buôn bán động vật hoang dã. Chỉ 1/3 trong số 113 quốc gia được đánh giá đang đi đúng hướng trong mục tiêu quốc gia về đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học (ĐDSH) chính là giá trị quý báu của tự nhiên, góp phần to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân, duy trì nguồn gen của động, thực vật... Do đó, bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này không dễ dàng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.