Chủ nhật, 24/11/2024 09:04 (GMT+7)
Chủ nhật, 06/08/2023 05:00 (GMT+7)

Tạo ra nền kinh tế tuần hoàn từ nhựa: Một mũi tên trúng nhiều đích

Theo dõi KTMT trên

Theo tín toán của UNEP, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.

Mới đây, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra những nghiên cứu rất quan trọng về kinh tế tuần hoàn đối với rác thải nhựa. Theo đó, ô nhiễm nhựa là một tai họa ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới, từ Bắc Cực đến các đại dương và bầu không khí trên toàn cầu. Vài thập kỷ qua đã chứng kiến ​​mức độ sản xuất nhựa tăng vọt, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần trong bối cảnh các hệ thống quản lý chất thải không theo kịp. Thế giới đã tạo ra 139 triệu tấn chất thải nhựa sử dụng một lần vào năm 2021.

Tạo ra nền kinh tế tuần hoàn từ nhựa: Một mũi tên trúng nhiều đích - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo UNEP, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường. Đặc biệt, nếu xét về chi phí và doanh thu tái chế, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ tiết kiệm được 1,27 nghìn tỷ USD.

Để tiết kiệm được con số 1,27 tỷ USD và hướng đến kinh tế tuần hoàn đối với nhựa, UNEP đã đề xuất thay đổi hệ thống đạt được bằng cách thúc đẩy ba bước chuyển đổi chính. Đầu tiên là tái sử dụng. Thứ hai là tái chế và cuối cùng là định hướng lại và đa dạng hóa, cũng như các hành động để giải quyết hậu quả của ô nhiễm nhựa.

Bên cạnh việc tiết kiệm được 1,27 nghìn tỷ USD khi chuyển sang kinh tế tuần hoàn, thế giới còn tiết kiệm được hơn 3,25 nghìn tỷ USD từ các yếu tố bên ngoài như sức khỏe, khí hậu, ô nhiễm không khí, suy thoái hệ sinh thái biển…

Về vấn đề này, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch của VUSTA, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cho rằng, môi trường là tài sản chung mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ, sử dụng. Cũng chính vì lý do đó, mỗi người nên thay đổi thái độ hời hợt và chú ý hơn đến từng hành động tác động đến môi trường.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh: “Chúng ta cũng không nên lãng phí tài nguyên bằng việc vứt đi những vật có thể tái chế. Hãy học cách tái sử dụng từ các vật liệu bằng giấy đến chất khó phân hủy như nhựa để hạn chế lượng rác thải và bảo vệ môi trường”.

Vì vậy, việc tạo ra kinh tế tuần hoàn đối với nhựa chẳng khắc nào một mũi tên trúng nhiều mục tiêu. Nó vừa giúp giảm “ô nhiễm trắng”, bảo vệ Trái đất, sức khỏe con người, vừa giúp các quốc gia trên thế giới tiết kiệm được hàng nghìn tỷ USD.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, thời gian qua Nhà nước chưa có thể chế đầy đủ về kinh tế tuần hoàn và thiếu chính sách hỗ trợ. Việc thiếu hụt các chính sách phát triển dành riêng cho nhựa tái chế đang khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn khi mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng, làm suy giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực, thế giới. Việt Nam chưa có thể chế pháp lý đầy đủ về kinh tế tuần hoàn, mà mới dừng lại ở quy định bước đầu về tái sử dụng, tái chế chất thải, mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, nên chính hoạt động của các mô hình đó đã gây ô nhiễm và suy thoái môi trường…

Liên quan đến việc phát triển kinh tế tuần hoàn đối với  nhựa, chia sẻ với báo giới, TS. Nguyễn Song Tùng - Viện trưởng Viện Địa lí nhân văn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đã được Chính phủ của nhiều quốc gia hưởng ứng và triển khai.

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, sản phẩm nhựa và chất thải nhựa ngày càng phát sinh nhiều, trong khi chưa có các biện pháp kiểm soát tích cực,  gây nhiều tác động xấu, ô nhiễm môi trường. Nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực của chất thải nhựa, cần thiết phải có các giải pháp quản lý tổng hợp từ chính sách, quy hoạch phát triển sản phẩm nhựa; tăng cường giáo dục tuyên truyền, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa. Các giải pháp công nghệ - kỹ thuật là rất cần thiết và cần được khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế, góp phần phát triển bền vững đất nước, vì sức khỏe cộng đồng.

PV

Bạn đang đọc bài viết Tạo ra nền kinh tế tuần hoàn từ nhựa: Một mũi tên trúng nhiều đích. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới