Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn so với năm 2020 đã khiến chi phí mua điện của EVN tăng thêm 16.600 tỉ đồng.
Theo ước tính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đợt 4 số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt khoảng 2.500 tỉ đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
EVN dự báo trong tháng 7/2021, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống điện Quốc gia dự kiến ở mức 785,3 triệu kWh/ngày, công suất tiêu thụ lớn nhất toàn hệ thống điện Quốc gia ước khoảng 43.000 MW.
Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, sai phạm phổ biến tại các dự án điện mặt trời mái nhà là lắp trên mái công trình nông nghiệp, dưới hình thức trang trại nhưng chưa đảm bảo các tiêu chí về trang trại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để tăng cường khả năng cung ứng điện và giúp vận hành hệ thống tốt hơn, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy thủy điện hiện hữu.
Theo Bộ Công Thương, các nhóm đối tượng được hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện sẽ được hưởng đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 12/2021. Việc giảm giá, hỗ trợ tiền điện sẽ được trừ ngay trong hóa đơn phát hành từ tháng 7 tới.
Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về phương thức nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, riêng tỉ lệ huy động nguồn điện mặt trời đạt 11,48 tỉ kWh, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ước tính của EVN, tổng số tiền hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng để tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đợt 3 khoảng 1.570 tỉ đồng.
Sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 1/6/2021 tiếp tục lập kỷ lục mới với con số là 880,3 triệu kWh – tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 15% so với trung bình tuần trước đợt nóng.
Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.
Năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua đã gây khó khăn và sức ép đến vận hành hệ thống điện. Do vậy, để giữ an toàn cho hệ thống lưới điện truyền tải, việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo là bắt buộc phải thực hiện.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năng lượng tái tạo lại được huy động tăng tới 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 9,5 tỉ kWh, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu lại tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập song Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng VN.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong năm 2021 dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 1,7 tỉ kWh điện từ năng lượng tái tạo bao gồm cả điện gió và điện mặt trời để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.
Trong các tháng đầu năm, EVN gặp một số khó khăn trong huy động nguồn linh hoạt (các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo; Tăng số lần khởi động, thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than,...).