Chủ nhật, 24/11/2024 08:49 (GMT+7)
Thứ ba, 05/09/2023 22:08 (GMT+7)

Thái Nguyên: Xử lý các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước sai quy định

Theo dõi KTMT trên

Hiện nay, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép hoặc không thực hiện đăng ký vẫn còn diễn ra ở một số nơi; việc vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước chưa được kiểm soát chặt chẽ…

Quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước. Trước nhu cầu cấp thiết đó, vừa qua UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố danh mục gần 400 ao, hồ, đầm không được phép san lấp để phòng chống ngập úng và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mới đây, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước thời gian tới, ngày 31/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục có Văn bản số 4410/UBND-CNNXD yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Thái Nguyên: Xử lý các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước sai quy định - Ảnh 1
Nước là một nguồn tài nguyên sống quan trọng, là yếu tố cần thiết để duy trì sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái.

Cụ thể: Rà soát, kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép theo quy định và lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.

Tiếp tục triển khai thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất theo Quyết định số 3585/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trọng công tác cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo phương án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 14/7/2023; chỉ đạo UBND cấp xã trong phối hợp thực hiện cắm mốc tại thực địa và tiếp nhận, quản lý bảo vệ mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.

Trao đổi với PV, Trưởng phòng TNMT thành phố Phổ Yên, ông Dương Văn Diễn cho biết: “Khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo của UBND thành phố, phòng TNMT đang cho rà soát, để tổng hợp các trường hợp cá nhân, tổ chức khai thác sử dụng nguồn nước trên địa mà không đảm bảo theo quy định”.

Thái Nguyên: Xử lý các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước sai quy định - Ảnh 2
Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.

PGS.TS Văn Hữu Tập, Trưởng khoa Tài nguyên môi trường, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên từng chia sẻ: Nước là một nguồn tài nguyên sống quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu uống nước và sinh hoạt hàng ngày của con người mà còn là yếu tố cần thiết để duy trì sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái.

Bảo vệ nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và phát triển của một đô thị lớn. Các biện pháp quản lý thông minh và bền vững về nguồn nước giúp giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu, thiên tai, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế.

Lê Văn Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Xử lý các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước sai quy định. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới