Chủ nhật, 24/11/2024 06:57 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/10/2021 13:30 (GMT+7)

Thấy gì từ chiến lược nông nghiệp dài hạn đầu tiên của Việt Nam?

Theo dõi KTMT trên

Ngành nông nghiệp thay vì có kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch 5 năm như từ trước đến giờ. Sắp tới, ngành sẽ triển khai chiến lược dài hạn đầu tiên.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ: “Sau khi thí điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Đồng Tháp, đã rút ra “6 từ khóa” để ứng dụng cho Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030. Đó là Hợp tác - Liên kết - Thị trường - Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Đa dạng hoá sản phẩm”.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Riêng trong quý III, khi dịch Covid-19 diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía nam, giá trị gia tăng của ngành vẫn tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cũng đạt trên 35,5 tỉ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, dự báo có thể đạt và vượt mục tiêu cả năm.

Thấy gì từ chiến lược nông nghiệp dài hạn đầu tiên của Việt Nam? - Ảnh 1
Bất chấp khủng hoảng dịch bệnh, 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 2,74%. (Ảnh minh họa)

Sau khi Chính phủ mở cửa nền kinh tế, phục hồi phát triển có thể gặp một vài khó khăn khi dịch bùng phát tại một số địa phương, tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt, sự chủ động của các địa phương sẽ là điểm tựa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tái khởi động lại. “Ngành Nông nghiệp tự tin sẽ đạt được kế hoạch đặt ra với tổng trị giá xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 42,5 tỉ USD trong năm nay", Bộ trưởng cho hay.

Mặc dù đang ở giai đoạn chống chọi với dịch bệnh, cả ngành Nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn như chi phí đầu vào tăng, những biến cố thị trường, đứt gãy logistics..., tuy nhiên dư địa phát triển vẫn còn.

Có thể thấy, đây là chiến lược dài hạn đầu tiên của Việt Nam. Chiến lược này cũng sẽ giúp Việt Nam định vị được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Từ đó, biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để tránh rơi vào những cái bẫy, tránh những lời nguyền của nông nghiệp là manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.

3 từ khóa đầu là “Hợp tác - Liên kết - Thị trường”. Dứt khoát những người sản xuất phải hợp tác với nhau chứ không thể 18,5 triệu hộ nông dân cứ ruộng nhà ai nấy làm, vườn nhà ai nấy làm, đèn nhà ai nấy sáng được. Đó là cái bẫy chết người nếu không có sự hợp tác.

Thứ hai là phải liên kết để tạo thành chuỗi giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Thứ ba, dù hợp tác hay liên kết, sản xuất hay kinh doanh nông sản thì thị trường mới là yếu tố quyết định, chúng ta bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có.

3 từ khóa tiếp theo là “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Đa dạng hoá sản phẩm” được đặt song hành với nhau. Hiện tại, nước ta đang bán thô là chủ yếu, giá trị không cao, tăng chi phí nhiều.

Cùng với 6 từ khóa, sẽ có những chính sách để tiếp cận những mô hình nông nghiệp mới như: Nông nghiệp 4.0; nông nghiệp tuần hoàn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp trách nhiệm; nông nghiệp cân bằng phát thải…

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng xanh sẽ dần dần chi phối thị trường nông sản và thương mại toàn cầu. Trước người dân chỉ muốn ăn ngon, sau đó phải vừa ngon vừa sạch nhưng bây giờ xu hướng phải là nông nghiệp xanh, có trách nhiệm… Cho nên, không thể áp dụng sản xuất kiểu cũ mà phải phát triển theo hướng hiện đại hơn.

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ chiến lược nông nghiệp dài hạn đầu tiên của Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới