Chủ nhật, 24/11/2024 07:32 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/05/2020 07:00 (GMT+7)

Thế giới đối phó với làn sóng thất nghiệp vì đại dịch Covid-19

Theo dõi KTMT trên

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO ước tính, đại dịch đã “thổi bay” gần 200 triệu việc làm trên thế giới.

Các biện pháp phong tỏa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch Covid-19 mà các nước trên thế giới áp dụng đã và đang gây ra làn sóng người lao động bị mất việc làm hoặc giảm giờ làm. Ngay cả khi nới lỏng phong tỏa, thị trường lao động vẫn bị ảnh hưởng.

Thế giới đối phó với làn sóng thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 1
Lao động mất việc chờ xếp hàng để nộp đơn thất nghiệp tại Trung tâm lực lượng lao động Arkansas ở Fort Smith, Arkansas, Mỹ. (Nguồn: Reuters).

“1/6 số giới trẻ đang có việc làm ở thời điểm trước đại dịch thì nay đã bị mất việc. Những người còn đi làm thì cũng bị giảm giờ làm, khoảng 23%. Như vậy trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, giới trẻ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thị trường việc làm trở nên bấp bênh vì dịch bệnh”, ông Guy Ryder nói.Tổ chức Lao động Quốc tế ILO ước tính, đại dịch đã “thổi bay” gần 200 triệu việc làm trên thế giới, hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. ILO cũng ước tính, số giờ làm việc trong quý 2 năm nay bị giảm tương đương với việc mất đi hơn 300 triệu việc làm toàn thời gian. Theo Tổng giám đốc ILO Guy Ryder, giới trẻ là đối tượng chịu tác động lớn nhất của tình trạng mất việc làm liên quan đến Covid-19

Ngay cả khi các chính phủ bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa thì các công ty cũng phải đánh giá lại năng lực hoạt động vì vẫn phải duy trì giãn cách xã hội. Vì thế, một số tập đoàn lớn như Boeing đã công bố xóa bỏ hơn 12.000 việc làm và tiết lộ kế hoạch sa thải vài nghìn nhân công trong những tháng tới.

Hãng British Airways cũng thông báo cắt 12.000 việc làm. Ở các nước phát triển, các chuyên gia cảnh báo làn sóng thất nghiệp thứ hai. Thêm 3,8 triệu người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ, nâng tổng đơn xin trợ cấp trong 6 tuần kể từ thời điểm phong tỏa lên hơn 30 triệu. Còn tại châu Âu, số liệu từ 5 nền kinh tế lớn nhất cho thấy, hơn 35 triệu lao động chỉ được thanh toán một phần lương.

Vấn đề lớn đặt ra cho các nước là làm các nào để người lao động có thể trở lại làm việc, hoặc tìm được việc làm mới, một khi các chính phủ bắt đầu nới lỏng phong tỏa và tái mở cửa một phần nền kinh tế?

Đa phần các nước tung gói kích thích kinh tế, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp để vừa vượt qua giai đoạn khó khăn, vừa tránh tình trạng sa thải nhân công ồ ạt.

Nội các Australia cho biết sẽ họp hàng tháng để bàn cách hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp sau khi thành công trong kiểm soát dịch. New Zealand công bố gói chi tiêu kỷ lục 30 tỉ USD để hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch, với ưu tiên bảo vệ việc làm, miêu tả đây là gói Ngân sách việc làm.

Các chủ doanh nghiệp ở Tây Ban Nha kêu gọi mở rộng chương trình trợ cấp lương cho người lao động. Anh có cách làm riêng là lập quỹ an toàn việc làm, trong đó đề nghị các chủ doanh nghiệp đóng góp vào quỹ kể từ tháng 8. Theo đó, 8,4 triệu người tạm thời bị sa thải sẽ được trợ cấp tới 80% lương cho tới cuối tháng 10/2020.

Trần Nga

Bạn đang đọc bài viết Thế giới đối phó với làn sóng thất nghiệp vì đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gã Gàn và tự truyện doanh nhân sinh thái
Phải ngẫm kỹ, hẳn thấy anh là một gã gàn. Thứ gàn có hồn có vía, có lớp lang, bản ngã. Một thứ gàn đĩnh đạc của doanh nhân, triết lý của nhà khoa học, thông tuệ trí pháp của luật sư, lam lũ hồn hậu của nông dân, và đau đáu hàm xúc của mặc khách thi ca.

Tin mới