Chủ nhật, 24/11/2024 11:06 (GMT+7)
Thứ ba, 06/04/2021 11:00 (GMT+7)

Thế kỷ 21 được gọi là 'Thế kỷ của biển và đại dương'

Theo dõi KTMT trên

Trong thế kỷ 21 "Thế kỷ biển và đại dương", các nước trên thế giới đã có những chiến lược phát triển biển mới và trong đó phát triển khoa học và công nghệ biển được coi là khâu đột phá, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và đưa đất nước trở thành cường quốc.

Nguồn tài nguyên dồi dào

Biển và đại dương thế giới là kho tài nguyên sinh vật tự nhiên vô cùng to lớn, với diện tích khoảng 360 triệu km2, chiếm 71% diện tích bề mặt Trái Đất. Biển và đại dương chứa khoảng 1,5 tỉ km3 nước, bằng 97,3% toàn bộ lượng nước của hành tinh.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong lòng biển và đại dương thế giới có khoảng 180.000 loài thực vật và 20.000 loài động vật, trong đó đã phát hiện hơn 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có khoảng 260 loài chim sống gắn bó với biển và đại dương, ước tính sức sản xuất nguyên khai của biển và đại dương khoảng 500 tỉ tấn sinh khối/năm, trong đó sản lượng cá biển ước tính khoảng 600 triệu tấn/năm. Hiện nay, sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt trên 100 triệu tấn/năm. Như vậy, biển và đại dương còn tiềm năng rất lớn mà con người chưa khai thác đến.

Thế kỷ 21 được gọi là 'Thế kỷ của biển và đại dương' - Ảnh 1
Biển và đại dương thế giới có khoảng 180.000 loài thực vật và 20.000 loài động vật. 

Về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần như tất cả các loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã được khai thác như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, silic, thiếc, inmenit, rutin... Đặc biệt dầu khí và các kết cuội sắt-măngan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới đáy biển và đại dương được coi là khoáng sản quan trọng nhất. Về trữ lượng, theo số liệu thăm dò dưới đáy biển có khoảng 25-30 tỉ tấn dầu, khoảng 14-15 ngàn tỉ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí thiên nhiên của toàn thế giới. Tổng trữ lượng kết cuội sắt-mangan trên bề mặt các đáy đại dương ước tính lên tới 3.000 tỉ tấn, trong đó khu vực Thái Bình Duơng ước đạt khoảng trên 1.700 tỉ tấn, trong đó chứa khoảng 207 tỉ tấn sắt, khoảng 43 tỉ tấn nhôm, khoảng 10 tỉ tấn titan, 1,3 tỉ tấn chì...

Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng luợng tái tạo khổng lồ, đó là nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng dòng chảy, năng lượng nhiệt biển... Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng quốc tế, hàng năm biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỉ MW điện năng, trong đó năng lượng thủy triều ước đạt 1 tỉ MW, năng lượng sóng khoảng 2-3 tỉ MW, năng lượng do chênh lệnh nhiệt độ nước biển ước đạt 2 tỉ MW, năng lượng do chênh lệch độ mặn nước biển khoảng 2,6 tỉ MW và năng lượng hải lưu khoảng 5 tỉ MW... Với tiềm năng to lớn của biển và đại dương nên từ nhiều thập kỷ nay đã có trên 100 nước và lãnh thổ tham gia thăm dò, khai thác nguồn lợi biển.

Báo cáo “Kinh tế Biển 2030” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ ra rằng kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới.

Biển và đại dương đóng vai trò không thể thiếu được để đối phó với nhiều thách thức mà kinh tế thế giới phải đối mặt trong những thập niên tới, từ đảm bảo an ninh lương thực, đối phó với biến đổi khí hậu cho đến cung ứng tài nguyên tự nhiên, năng lượng và cải thiện điều kiện chăm sóc y tế.

Thế kỷ 21 được coi là “Thế kỷ của biển và đại dương”, theo đó phát triển kinh tế biển đã trở thành trọng điểm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Hành động để bảo vệ “hành tinh xanh”

Báo cáo của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới chỉ ra rằng hơn 2/3 giá trị kinh tế từ biển phụ thuộc trực tiếp vào “điều kiện sức khỏe” của các đại dương. Trong bối cảnh nhu cầu đối với nguồn thực phẩm và tài nguyên từ các vùng biển gia tăng nhanh chóng, các “khu vực xanh” này cũng đang biến đổi nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong hàng chục triệu năm qua, khi số lượng sinh vật biển đang suy giảm nghiêm trọng và tình trạng ô nhiễm tràn lan.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng nhấn mạnh kinh tế biển là yếu tố then chốt đảm bảo tương lai thịnh vượng của loài người. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trên các đại dương đang đứng trước nhiều rủi ro: Sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển, ô nhiễm, nhiệt độ và mực nước biển gia tăng, tình trạng axít hóa tại các đại dương và thu hẹp đa dạng sinh học.

Thế kỷ 21 được gọi là 'Thế kỷ của biển và đại dương' - Ảnh 2
Biển đang suy giảm nghiêm trọng và tình trạng ô nhiễm tràn lan.

Những nguy cơ này đang đe dọa đến sự thịnh vượng của “hành tinh xanh”. Để đối phó với những thách thức nói trên, các nhà lãnh đạo thế giới cần đưa ra những giải pháp mang tính bền vững để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cần vạch ra một kế hoạch để “hồi sinh” kinh tế biển với tám hành động. Thứ nhất, các chính phủ phải theo đuổi các Mục tiêu Phát triển Bền vững, với cam kết sử dụng công cụ chính sách, tài chính, thương mại và cả công nghệ để bảo tồn hệ thống sinh vật biển.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo cũng cần giải quyết những vấn đề nghiêm trọng từ sự gia tăng nhiệt độ và axít hóa của các đại dương; lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học và tiến hành cắt giảm sâu khí thải gây ô nhiễm, nhằm ngăn chặn những tác động nghiêm trọng củabiến đổi khí hậu đối với các vùng biển.

Thứ ba, các quốc gia ven biển cần mở rộng khu vực biển và bờ biển được bảo tồn và quản lý một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Thứ tư, hoạt động bảo vệ môi trường sống và quản lý nguồn cá phải tiến hành đồng thời, để bảo bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển.

Thứ năm, các quốc gia trên thế giới cần bắt tay hợp tác và tạo ra một nguồn quỹ hỗ trợ các quốc gia dễ tổn thương do tác động từ sự suy giảm tài nguyên biển.

Thứ sáu, các nhà lãnh đạo cũng cần xây dựng những mối quan hệ đối tác công- tư để thiết lập một mạng lưới chia sẻ ý tưởng, giải pháp trong công tác bảo vệ biển.

Thứ bảy, các quốc gia và cộng đồng cần minh bạch các nguồn lợi từ biển, bởi việc đánh giá giá trị thực từ đại dương có vai trò “sống còn” trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của các nhà lãnh đạo.

Và cuối cùng, các nước cũng cần chia sẻ thông tin một cách hiệu quả hơn và thúc đẩy cộng tác giữa các nước.

Đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh

TS Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, biển và đại dương có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển, sự tồn tại của nhân loại, của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Từ năm 2007, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của khu vực Châu Á thông qua Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược này đã được thực hiện năm 2018 để trên cơ sở đó hình thành Chiến lược mới, “Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã được cơ quan có thẩm quyền chính sách cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thông qua tại Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 (NQ36).

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu tổng quát là “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển”.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Thế kỷ 21 được gọi là 'Thế kỷ của biển và đại dương'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới