Trong bối cảnh lưu vực sông Mê Công đang trải qua một thời kỳ hạn hán thiếu nước lịch sử xảy ra trong vài năm liên tục, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã khởi động lại các thảo luận trong lưu vực về làm thế nào có thể đưa vào triển khai thực hiện một trong những Thủ tục khó đưa vào thực hiện nhất trong số các quy chế sử dụng nước mà Ủy hội đã phê duyệt – Thủ tục Giám sát Sử dụng nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong 10 ngày qua, các tỉnh Trung Bộ liên tục có mưa rải rác; riêng từ ngày 1 đến ngày 3/8 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 tại các tỉnh từ do các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã có mưa to đến rất to giúp cho tình trạng hạn hán, thiếu nước được cải thiện.
Ngày 28/7, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 10,5 tỉ đồng để thực hiện chống hạn và xâm nhập mặn phục vụ dân sinh, sản xuất hè thu năm 2020.
Thời tiết nóng như đốt khiến người trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ mất mùa. Không những vậy, nhiều diện tích cam đang ở độ tuổi cho thu hoạch đã bị héo quả, thậm chí chết cháy.
Đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục từ đầu tháng 6/2020 đến nay đã khiến cho hàng chục nghìn hecta cây trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị hạn, thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Với tình trạng thời tiết nắng nóng, ít mưa kéo dài như hiện nay, mực nước các hồ đang giảm xuống nhanh, nhiều hồ sắp chạm mực nước chết, nguy cơ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lượng mưa thiếu hụt lớn so với trung bình nhiều năm, đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước ở một số địa phương …
Nắng nóng kéo dài suốt hơn 1 tháng qua khiến 170 hecta chè của người dân xã Hương Trà, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), bị khô héo do thiếu nước tưới, hơn 5 hecta chè của nông dân nơi đây bị cháy khô không thể hồi phục.
Từ ngày 1/7 đến ngày 10/7, tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ ở khu vực Trung Bộ có xu hướng lan rộng. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán tại các tỉnh ở cấp 1-2.
Mùa khô 2019-2020 kéo dài, nắng nóng gay gắt khiến lượng nước trong các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị giảm mạnh so với các năm, dẫn tới nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bị hạn chế.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong suốt 10 năm qua ở địa phương, các sông, suối đều đã cạn kiệt, mực nước ngầm cũng suy giảm nghiêm trọng.
Gần 2 tháng nay, các tỉnh, thành miền Trung nắng nóng diễn ra gay gắt khiến tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.
Nhiều diện tích rừng, chủ yếu là cây đước, cây mắm hơn 10 năm tuổi thuộc rừng phòng hộ ven biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã và đang dần chết khô do thiếu nước.
Việc thiếu nước nghiêm trọng ở hạ lưu sông Mekong trong mùa mưa năm 2019 bị ảnh hưởng phần lớn bởi sự hạn chế nước chảy từ thượng nguồn trong thời gian đầu năm 2019.
Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước do lượng mưa đạt dưới mức trung bình. Nếu tình trạng hạn hán kéo dài sẽ gây ra thiệt hại đáng kể và gây tổn hại nền kinh tế địa phương.