TP.HCM đã thông qua nhiều quyết định quan trọng để phục hồi kinh tế sau 15/9. Chọn Cần Giờ, Củ Chi và Quận 7, một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện cho tiến hành hoạt động có kiểm soát trở lại. Ưu tiên tiêm phòng cho shipper.
Chiều tối 14/9, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) đã diễn ra, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thành phố. Hội nghị đã thảo luận cho ý kiến về tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố về kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế từ sau ngày 15/9/2021.
“Có thể nói đây là kế hoạch rất quan trọng không chỉ đối với TP.HCM mà còn tác động với vùng kinh tế phía Nam trong thời điểm này, là cơ sở mang tính pháp lý để TP.HCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới, từng bước hoàn thiện các giải pháp và thực hiện mục tiêu kép do Chính phủ đề ra”, ông Nên cho biết. Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng).
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Nên yêu cầu thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đảm an sinh xã hội. Mục tiêu tối thượng của TP.HCM là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. Vì thế, khi tình thế buộc phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, thì luôn luôn phải tính đến các yếu tố hạn chế mức thấp nhất làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của nền kinh tế.
Khi tình hình đã cơ bản kiểm soát được, nguy cơ đã giảm dần thì TP.HCM thực hiện các chiến lược, kế hoạch để phục hồi kinh tế. Từng bước mở cửa nền kinh tế, là yêu cầu cấp thiết. Đây không chỉ là trách nhiệm của TP.HCM đối với khu vực, với cả nước, mà còn là trách nhiệm trong quá trình đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hội nghị đã thống nhất chọn Cần Giờ, Củ Chi và Quận 7, trong đó có một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện thì tiến hành cho hoạt động có kiểm soát.
“Tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện nay, chủng Delta diễn biến như hiện nay, thì khó có điều gì có thể chắc chắn việc gì ở phía trước, nhưng không vì thế mà chùn bước, không quyết tâm, quyết liệt để thực hiện các giải pháp cần thiết trên địa bàn”, ông Nên nói.
Thống nhất lộ trình thực hiện 3 giai đoạn mà Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM trình. Giai đoạn đầu từ 1/10 đến 31/10, giai đoạn 2 từ 1/11 đến 15/1/2022, và giai đoạn sau đó. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Hội nghị.
Ông Nên lưu ý, tất cả các diễn biến đều tùy thuộc tình hình dịch bệnh thực tế. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố sớm ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp để phục hồi kinh tế, các chính sách về thu hút nguồn lực vào kinh tế, xã hội, nhất là hệ thống y tế…
“Hội nghị đã quyết định một số vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với TP.HCM. Chúng ta có sớm đạt được tiêu chí kiểm soát dịch bệnh hay không, có triển khai kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9 hay không, phụ thuộc rất lớn vào ý chí, tư tưởng, quan điểm, quyết tâm và nỗ lực của hệ thống chính trị, trực tiếp là các đồng chí Thành ủy viên, các Bí thư cấp ủy, ủy viên các cấp, lãnh đạo các sở, ngành, quận huyện và xã phường thị trấn". Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kết lại.
Ưu tiên hoàn tất tiêm phòng Covid-19 cho lực lượng shiper
Sở Công Thương TP.HCM cũng vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về đề xuất phương án phối hợp tiêm vaccine cho người lao động doanh nghiệp ngành công thương. Theo đó, Sở đề xuất phân loại 8 nhóm người lao động doanh nghiệp cần tiêm gồm: Logistics, xúc tiến thương mại, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh gas, kinh doanh hóa chất, phân phối (chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi), sản xuất công nghiệp, lực lượng shipper. Theo đó, tổng số vaccine cần tiêm cho nhóm này tính đến ngày 12/9 là 175.285 liều.
Sở Công Thương TP.HCM đề xuất tiêm cho nhóm đối tượng này theo 3 đợt nối tiếp"
Đợt 1: Tiêm cho 47.250 người. Trong đó, tiêm mũi 1 và 2 cho 14.225 người thuộc 4 nhóm doanh nghiệp là logistics, xúc tiến thương mại, gas, hóa chất và tiêm mũi 2 cho 33.025 shipper.
Đợt 2: Tiêm mũi 1 cho 71.092 shipper chưa tiêm phòng Covid-19. Sở Công thương đề xuất mỗi quận, huyện tổ chức tiêm cho khoảng 3.000 shipper, riêng TP.Thủ Đức là 9.000 người
Đợt 3: Tiêm mũi 1, 2 cho 56.943 người lao động thuộc 3 nhóm doanh nghiệp xăng dầu, phân phối và sản xuất công nghiệp.
Tính đến ngày 12/9, Sở Công Thương TP.HCM đã chuyển Sở TT&TT để cập nhật dữ liệu tiêm vaccine cho 54.892 người, thuộc 7/8 nhóm doanh nghiệp (trừ shipper). Trong đó, 41.384 người lao động được tiêm mũi 1 trước 20/7 và 13.508 người trong danh sách tiêm từ 21/7 tới nay.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
UBND TP Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Năm nay Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng lần thứ 12 gắn với kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng. Cũng trong dịp này, Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố anh hùng”. Đây là thành phố thứ 2 sau TP.HCM được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý.
Ngày 16/4, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức tỉnh Bắc Ninh năm 2025 và phát động các phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Giá vàng hôm nay 19/4 giảm mạnh sau chỉ đạo bình ổn thị trường. Vàng miếng mất tới 6 triệu đồng/lượng so với hôm qua, chênh lệch với thế giới vẫn ở mức cao.
Vượt qua nhiều khó khăn, sau 4 năm thi công xây dựng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn đã chính thức khánh thành, đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của toàn bộ người dân khu vực phía Tây Bắc thành phố.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
Tỉnh Yên Bái khánh thành đường nối QL32C, QL37 với cao tốc Nội Bài Lào Cai nhằm mở ra không gian phát triển đô thị, là cơ sở cho thu đầu tư mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM chính thức khánh thành đi vào hoạt động và gần 12.000 hành khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ, thiết bị hiện đại nhất của nhà ga trong ngày vận hành chính thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
Ngày 18/4, tại UBND xã Tuyết Nghĩa, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quốc Oai đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” năm 2025.