Thứ năm, 28/11/2024 02:09 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/12/2023 14:19 (GMT+7)

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH   

Theo dõi KTMT trên

Là một điểm sáng về phát triển bền vững, Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã có phiên chia sẻ đáng chú ý tại hội thảo về xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm - kinh nghiệm của EU và thực tiễn.

Ngày 3/11, hội thảo “Xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm - Kinh nghiệm của EU và thực tiễn tại Việt Nam - Sự tham gia của DN và tổ chức xã hội” tổ chức tại Hà Nội thu hút sự quan tham gia của đông đảo của các chuyên gia, luật sư, đại diện các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm (Responsible Business Practice - RBP) là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Liên Hợp quốc đã công bố Các nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người (UNGPs), nhằm thúc đẩy RBP trên quy mô toàn cầu và hướng tới hỗ trợ các quốc gia cụ thể hóa thành chương trình hành động của từng quốc gia.

Tại Việt Nam, Bộ Tư pháp chủ trì đã ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giai đoạn 2023-2027 (Quyết định 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/2023).

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH    - Ảnh 1
Bà Hoàng Thị Thanh Thuỷ - Giám đốc Phát triển Bền vững Tập đoàn TH chia sẻ thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm tại Tập đoàn.

Là một doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững rõ ràng, luôn tuân thủ và thực hành kinh doanh có trách nhiệm, tại hội thảo, bà Hoàng Thị Thanh Thuỷ, Giám đốc Phát triển Bền vững Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã có những chia sẻ đáng chú ý.

“Tại tập đoàn TH, Kinh Doanh Có Trách nhiệm được định nghĩa một cách rất đặc biệt. Nó gắn liền từ tư tưởng định hướng của nhà sáng lập đến hiện hữu thực tế trong chiến lược kinh doanh của chúng tôi. Chính vì thế từ tầm nhìn, định hướng, giá trị cốt lõi của Tập đoàn TH, chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững bao gồm 6 trụ cột quan trọng, cụ thể là: Dinh dưỡng - Sức khỏe, Môi trường, Giáo dục, Con người, Cộng đồng và Phúc lợi động vật. Phát triển bền vững được thực hiện trong mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của chúng tôi. Điều này đã trở thành một phần thiết yếu tại TH, không chỉ vì nghĩa vụ mà còn vì niềm tin và đam mê cống hiến, đóng góp những điều tích cực cho Cộng Đồng và Xã hội”, bà Thủy cho biết.

Nổi bật thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở lĩnh vực môi trường

Trong lĩnh vực môi trường, Giám đốc Phát triển Bền vững Tập đoàn TH cho biết: từ tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy” của Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn, TH đã xác định giá trị cốt lõi, chiến lược và nhiều hành động, thực hành có trách nhiệm và thiết thực. “Thân thiện vói môi trường” là một giá trị cốt lõi của TH và sản phẩm TH. Trụ cột “Môi trường” là một trong sáu trụ cột của chính sách phát triển bền vững. Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, cùng hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam được cụ thể hóa các hành động cụ thể trong mỗi quy trình làm việc tại tất cả các trang trại, nhà máy của TH.

Đặc biệt, việc áp dụng đồng bộ các hệ thống giải pháp công nghệ trong sản xuất nhằm giảm phát thải được cụ thể hóa rõ nét ở lĩnh vực giảm thiểu nhựa và năng lượng sạch.

“Trong việc giảm sử dụng nhựa trong sản xuất, tiêu dùng, chúng tôi thực hiện theo 3 sáng kiến chính: Replace - Thay thế, Reduce - Giảm thiểu và Recycle - Tái chế" – bà Thủy chia sẻ.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH    - Ảnh 2
Thu gom bao bì sữa đã trở thành hoạt động thường niên của TH nhằm tạo thói quen giảm rác thải và tăng cường tái chế cho người tiêu dùng.

TH là thành viên sáng lập của các tổ chức như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Liên minh Doanh nghiệp Việt Nam vì môi trường (VB4E), đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu nhựa, có thể kể đến như giảm 50% lượng thìa sữa chua dùng một lần cung ứng ra thị trường đi kèm sản phẩm sữa chua ăn TH true YOGURT; giảm hoàn toàn màng co plastic trên nắp các sản phẩm nước tinh khiết TH true WATER; giảm trọng lượng các bao bì chai nhựa; giảm độ dày của nhãn mác bọc chai từ 45 - 50 micromet xuống còn 35 micromet - được đánh giá là mác nhựa mỏng nhất Việt Nam; thúc đẩy các hoạt động thu gom và tái chế

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH    - Ảnh 3
Sản phẩm TH được giảm độ dày của nhãn mác bọc chai, góp phần giảm rác thải nhựa.

“Tại Nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên thuộc Tập đoàn TH, chúng tôi đã chạy dây chuyền sản xuất chai nước tinh khiết với trọng lượng chỉ còn 12 gram nhựa. Chúng tôi đã đầu tư, cải tiến công nghệ, để giảm thiểu lượng nhựa sử dụng mà vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao nhất về bao bì thực phẩm, đồ uống. Hiện trung bình mỗi năm nhà máy sẽ giảm hơn 500 tấn nhựa cho tất cả các dòng sản phẩm nhờ ứng dụng các giải pháp chủ động giảm nhựa, từ đó góp phần giảm phát thải, giảm rác thải nhựa ra môi trường” – bà Thủy đưa ra một thực hành kinh doanh có trách nhiệm, vì môi trường tại một nhà máy của TH.

Ngoài đặc biệt giảm thiểu nhựa, Tập đoàn TH còn chủ động chuyển đổi xanh với hàng loạt sáng kiến phát triển bền vững nguồn năng lượng sạch. Giờ đây, những mái nhà phủ kín pin năng lượng Mặt Trời của cụm trang trại bò sữa TH true MILK đã trở thành nơi sản xuất nguồn điện “sạch” lớn nhất tỉnh Nghệ An. Giải pháp này mang lại nhiều lợi ích trên hành trình “Trân quý mẹ Thiên nhiên” của thương hiệu sữa tươi sạch hàng đầu Việt Nam.

Sau 3 năm đưa vào vận hành, hệ thống pin năng lượng Mặt Trời đã sản xuất ra 7 triệu kWh mỗi năm. Theo tính toán, năng lượng chuyển hóa từ quang năng sang điện năng của hệ thống pin Mặt Trời ở trang trại đã giúp TH giảm phát thải tương đương khoảng 4.500 tấn khí CO2/năm.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH    - Ảnh 4
Năng lượng mặt trời từ các trang trại, nhà máy của TH hiện tương đương giảm phát thải 4.500 tấn CO2 mỗi năm; TH vấn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư năng lượng sạch trong tương lai.

Không chỉ tiên phong đầu tư sản xuất điện “sạch” từ nguồn năng lượng Mặt Trời, suốt nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn chủ động nghiên cứu và áp dụng các giải pháp, sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính cũng như tiết kiệm nguồn điện cho Quốc gia. Điển hình là giải pháp chuyển đổi từ đèn sợi đốt sang đèn led cho toàn bộ đèn chiếu sáng trong trang trại, nhà máy.

Thực hành chuyển đổi từ đèn sợi đốt sang đèn LED đã giúp tiết kiệm 5.000.000 Kwh điện, tương đương giảm xấp xỉ 4.000 tấn CO2. Sáng kiến này đã đạt giải Khuyến khích về tiết kiệm năng lượng và giải thưởng “Người quản lý năng lượng tốt” do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở trụ cột “con người”

Không chỉ dừng lại ở yếu tố môi trường, RBP còn bao hàm việc thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như: Người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nhiều năm qua, Tập đoàn TH đã liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” với ba trọng tâm: xây dựng văn hóa làm việc hiệu suất cao; môi trường làm việc hạnh phúc; phát triển hệ thống quản trị nhân sự bền vững. Tập đoàn ban hành những quy định, chính sách rõ ràng về nhân sự, phúc lợi, đảm bảo quyền được lên tiếng, sự bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng và tổ chức rất nhiều các hoạt động ở cấp quy mô công ty thành viên cũng như quy mô Tập đoàn và thu hút sự hưởng ứng của nhân viên trên toàn Tập đoàn.

Bên cạnh đó, các dự án của Tập đoàn TH cũng góp phần tạo sinh kế cho người dân địa phương, đưa người nông dân vào chuỗi sản xuất, đóng góp phát triển kinh tế địa phương các vùng dự án.

Khuê Anh

Bạn đang đọc bài viết Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH   . Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.
Chi tiết việc sáp nhập xã, phường tại Bắc Ninh
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 66 xã, 50 phường và 05 thị trấn (giảm 05 đơn vị hành chính cấp xã).

Tin mới