Chủ nhật, 24/11/2024 06:33 (GMT+7)
Thứ năm, 09/05/2024 07:00 (GMT+7)

Tiền Giang: Tăng cường công tác xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh.

Theo Công văn, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tập trung triển khai thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo tại Công văn số 2271/BNN-TL ngày 29/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công văn số 2515/UBND-KT ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Tăng cường kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, dự án, khu dân cư xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi, xả thải vào công trình thủy lợi khi thẩm định dự án, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án có liên quan đến hệ thống công trình thủy lợi; rà soát, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của công trình thủy lợi, trường hợp công trình thủy lợi không còn khả năng chịu tải thì không cấp giấy phép theo quy định Luật Bảo vệ môi trường.

Tiền Giang: Tăng cường công tác xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều - Ảnh 1
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi, đê điều; hướng dẫn nghiệp vụ về phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, xử lý các hành vi vi phạm đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh; trong đó, quy định cụ thể nội dung về quy trình xử lý, trách nhiệm xử lý của sở, ngành, UBND các cấp, đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, đề nghị UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; đôn đốc kiểm tra kết quả xử lý; thống kê, phân loại các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; làm rõ tính chất, mức độ, nguyên nhân, hướng xử lý và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn; kịp thời phát hiện các vi phạm phát sinh, có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra theo đúng quy định của pháp luật (xử lý hành chính, khắc phục hậu quả), không để vi phạm tồn đọng, tái vi phạm; thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước trong công trình thủy lợi.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm công trình thủy lợi, đê điều theo kiến nghị của cơ quan có liên quan; đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công trình thủy lợi, đê điều, bảo vệ công trình thủy lợi, hạt quản lý đê; đặc biệt đối với các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình và các công trình xây dựng trái phép trên đất hành lang bảo vệ an toàn công trình buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Tăng cường công tác xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới