Bản tin Kinh tế Môi trường số 3/2022 sẽ gửi tới quý vị và các bạn những thông tin chi tiết về sàn giao dịch tín chỉ carbon, một số nghị định quy định chi tiết thực hiện Luật Bảo vệ môi trường....Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
Thế giới đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chiến lược đền bù carbon trở thành biện pháp then chốt được đẩy mạnh nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Sản xuất, thương mại carbon từ rừng là phát triển chuỗi giá trị đặc sắc, làm cho phát triển lâm nghiệp tự thân trở thành trụ đỡ cho phát triển kinh tế xanh, góp phần đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
Xây dựng thị trường trao đổi tín chỉ carbon là một trong những công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với những tiềm năng và cơ hội sẵn có, Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ carbon.
Các chuyên gia đánh giá thị trường tín chỉ các - bon của Việt Nam rất có tiềm năng nhưng chúng ta cần có lộ trình thực hiện để có thể khai thác hiệu quả và bền vững.
Qua 5 năm triển khai, dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam” đã đề xuất các chính sách, công cụ quản lý Nhà nước về thị trường carbon và công cụ định giá phù hợp với Việt Nam.
Việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone sẽ giúp Việt Nam phát triển các công cụ kinh tế quan trọng như trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.
Sàn giao dịch tín chỉ Carbon đang là hướng đi mới nhằm tập hợp, thu hút dòng tài chính xanh cho đầu tư phát triển bền vững, góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thị trường carbon ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam hình thành khi đã thiết lập hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Tín chỉ carbon và việc điều tiết của thị trường đó cần đảm bảo tính toàn vẹn môi trường và tính hiệu quả kinh tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng, phát triển thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong và ngoài nước, ngành lâm nghiệp cũng đang phát huy thế mạnh để tăng trữ lượng carbon rừng, tạo ra thêm nhiều 'hàng hóa' tín chỉ carbon.
Giai đoạn tới đây, rừng Việt Nam cần được giữ nguyên độ che phủ rừng 42% và tăng chất lượng rừng. Tăng chất lượng rừng sẽ làm tăng trữ lượng carbon, từ đó, tạo ra nguồn tài chính mới trong ngành lâm nghiệp nhờ bán tín chỉ carbon.
Tại sự kiện công nghệ quốc gia Techfest 2020, Dự án Sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức ra mắt, hướng tới xây dựng một sàn giao dịch dựa trên công nghệ Blockchain 4.0 dành cho các loại hàng hóa đặc biệt.