Chủ nhật, 24/11/2024 08:10 (GMT+7)
Thứ tư, 23/09/2020 10:47 (GMT+7)

Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải CO2 về 0 trước năm 2060

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố nước này đặt mục tiêu lượng phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060. Tuy nhiên, với lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới hiện nay (chiếm 25%), Trung Quốc cần đưa ra các chính sách và biện pháp mạnh mẽ hơn để thực hiện được mục tiêu cam kết về khí thải trong tương lai.

Cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc đối mặt với những mối đe dọa mới do lượng khí thải ozone tăng cao bất chấp thành tích ấn tượng của nước này trong việc giảm mật độ bụi mịn trong không khí.

Theo báo cáo ngày 16/1/2020 của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan, giai đoạn 2015-2019, Trung Quốc đã cắt giảm 27% mật độ bụi mịn PM2.5 và giảm tới 55% lượng dioxide lưu huỳnh trong không khí.

Có thể nói, đây là sự tiến độ vượt bậc của Trung Quốc trong nỗ lực giảm ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, mức độ khí thải ozone lại tăng tới 11% trong cùng thời gian trên, bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống ô nhiễm. Theo nhận định của CREA, Ozone cùng với NO2 có thể trở thành "rào cản" đối với Trung Quốc trong cuộc chiến này.

Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải CO2 về 0 trước năm 2060 - Ảnh 1
Điện than chiếm tỉ trọng rất lớn trong lưới điện ở Bắc Kinh, cũng như trên toàn bộ Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Hồi đầu năm nay, dịch Covid-19 hoành hành đã khiến lượng khí thải CO2 của Trung Quốc giảm mạnh. Theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn).

Tháng 9/2019, Công ty công nghệ làm sạch không khí của Thụy Sĩ IQAir cho biết Bắc Kinh dự kiến được đưa ra khỏi danh sách 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong năm qua, song mức độ bụi mịn trong không khí ở thành phố này vẫn cao gấp 4 lần so với mức độ an toàn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cuối năm 2019, Trung Quốc siết chặt quản lý, đóng cửa nhiều nhà máy điện than gây ô nhiễm mấy năm qua trong nỗ lực làm sạch không khí ở các thành phố lớn như Bắc Kinh. Tại kỳ họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, diễn ra tại New York năm 2019, đại diện của Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh cam kết cắt giảm khí thải và phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, thực tế là tổng lượng tiêu thụ than đá của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Các nhóm bảo vệ môi trường ước tính mạng lưới điện nước này vừa được bổ sung thêm gần 200 gigawatt điện than. Trong tháng 9/2019, tổ chức Hòa bình Xanh ghi nhận ít nhất 3 nhà máy điện than được đưa vào hoạt động hoặc đang xây tại Nội Mông.

Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019, Trung Quốc đã xây dựng đủ số lượng nhà máy điện than với công suất gần 43GW, thay thế các nhà máy điện than ngừng hoạt động trên toàn thế giới. Nền kinh tế số 2 thế giới này có kế hoạch bổ sung điện năng 147,7GW từ các nhà máy điện than, gần bằng công suất điện than của toàn Liên minh châu Âu.

Do đó, báo cáo của CREA khẳng định mức độ sản xuất và sử dụng điện than của Trung Quốc tiếp tục tăng lên chính là nguyên nhân khiến cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quôc chồng chất khó khăn.

Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải CO2 về 0 trước năm 2060 - Ảnh 2
Bầu không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Mới đây, ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố nước này đặt mục tiêu lượng phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060.

Chủ tịch Trung Quốc lưu ý rằng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra lộ trình để thế giới chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và tiến tới nền kinh tế carbon thấp, theo đó ông kêu gọi tất cả quốc gia "thực hiện các bước đi quyết liệt" tuân thủ thỏa thuận này.

Trung Quốc hiện là quốc gia có lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới, chiếm 25% và nhiều thành phố lớn của quốc gia này bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hồi tháng 6/2015, nước này cam kết sẽ giảm lượng khí thải sau năm 2030.

Trung Quốc hiện áp dụng quy trình xử lý khí thải ô nhiễm bằng hệ thống lọc và hệ thống này hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các nhà máy điện than để lọc không khí trước khi được thải ra môi trường nhằm đáp ứng các quy chuẩn mới về chống ô nhiễm.

Tuy nhiên, Ozone và NO2 là hai loại khí khó kiểm soát bằng bộ lọc đó, do vậy, hai khí này là nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn người chết sớm ở Trung Quốc mỗi năm.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải CO2 về 0 trước năm 2060. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới