Thứ hai, 07/04/2025 02:25 (GMT+7)
Thứ tư, 04/03/2020 16:46 (GMT+7)

Trung Quốc nâng mức cảnh báo về đại dịch châu chấu

Theo dõi KTMT trên

Trong điều kiện khí hậu thích hợp, đàn châu chấu từ các nước Pakistan, Ấn Độ... có thể tràn qua biên giới vào Trung Quốc, đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế nông nghiệp vốn đã khó khăn của nước này.

Ngày 2/3 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo đề phòng trường hợp đàn châu chấu đã phá hoại đất nông nghiệp ở Pakistan, Ấn Độ và Đông Phi lan rộng qua biên giới.

Trung Quốc nâng mức cảnh báo về đại dịch châu chấu - Ảnh 1
Đại dịch châu chấu tại Pakistan. (Ảnh: AFP)

Bắc Kinh cho biết trong điều kiện khí hậu thích hợp, các đàn châu chấu có thể di cư sang Trung Quốc theo con đường từ Pakistan và Ấn Độ, qua Tây Tạng, sau đó vào phía Tây Nam tỉnh Vân Nam. Một con đường khác là đi qua Kazakhstan vào khu vực tự trị Tân Cương phía Tây.

“Mặc dù các chuyên gia nhận định nguy cơ côn trùng xâm nhập và gây hại trong nước là tương đối thấp, nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi đàn châu chấu do thiếu kỹ thuật giám sát và ít kiến ​​thức về tập quán di cư của chúng”, Cục Quản lý Lâm nghiệp Quốc gia thông báo trên trang web của mình.

Nông nghiệp ở Trung Quốc đã rơi vào tình trạng khó khăn trong năm 2019 khi liên tục bị tấn công bởi sâu keo mùa thu lan rộng, dịch tả lợn châu Phi...Vì vậy, nếu gặp nạn châu chấu, nền kinh tế Trung Quốc vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 sẽ bị kéo xuống thấp hơn.

Được biết, châu chấu sa mạc là một trong những loài côn trùng gây hại lâu đời và có sức tàn phá nhất trên thế giới, chúng gây thiệt hại cho mùa màng, đồng cỏ và cây cối.

Theo Liên Hợp Quốc, một đàn châu chấu có diện tích một km2 có thể tiêu thụ khối lương thực tương đương khối lương thực tiêu dùng của 35.000 người trong một ngày. Châu chấu có thể gây ra một cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực trên thế giới.

Trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đã kêu gọi quốc tế để đối phó với sự bùng phát của đàn châu chấu sa mạc lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Các đàn châu chấu ở Ethiopia, Kenya, Somalia có kích thước lớn chưa từng thấy và có khả năng tàn phá cao.

Nguyễn Phượng

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc nâng mức cảnh báo về đại dịch châu chấu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.