Chủ nhật, 24/11/2024 02:32 (GMT+7)
Thứ tư, 06/12/2023 11:26 (GMT+7)

Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù, dự án "Nhà máy Luyện kẽm Tuyên Quang" đang được Bộ Tài Nguyên & Môi trường tổ chức thẩm định ĐTM... Tuy nhiên, nhà máy đang bị dư luận phản ánh gây ô nhiễm môi trường.

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác bên ngoài hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác có thể nói đến ở đây là khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Nhưng bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái và gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và đổi mới đất nước... Vì thế, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam.

Hầu hết các công ty này đều chưa chú ý hoặc cố tình lờ đi phần giải quyết và xử lý nguồn nước thải, chất thải khiến ô nhiễm môi trường nước, bùn thải làm ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đất sản xuất, thay đổi dòng chảy các con suối gây tác hại không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Mặc dù, đã được chính quyền giám sát nhưng vẫn đâu vào đó. Một điều khá quan tâm ở đây là không chỉ doanh nghiệp khai thác khoáng sản không mà phải nói đến một phần nhỏ dân cư cũng khai thác khoáng sản bừa bãi và không thể kiểm soát được. 

Đáng lo ngại, ô nhiễm hóa học là một trong những dạng ô nhiễm môi trường do khai thác, sản xuất khoáng sản để lại, nguy hiểm và lâu dài. Sự ô nhiễm này có thể xảy ra trong nước mặt từ hệ thống thoát nước của khu vực mỏ, trong nước ngầm do quá trình thấm, trong không khí do sự phát thải khí thải và do đất đã bị ô nhiễm.

Khi sự ô nhiễm hóa học có thể xuất phát từ các hóa chất được xử lý không hợp lý được sử dụng trong quá trình tuyển quặng thì hầu hết các chất ô nhiễm hóa học xuất phát từ quá trình oxy hóa của các quặng khóang được khai thác. Trước khi được khai thác, các khoáng chất này thường ở trong trạng thái yếm khí, bị ngập nước hoặc bị bao phủ bởi các lớp đất đá dày, do đó các khoáng chất được duy trì trong điều kiện không hoạt động (trạng thái trơ) hầu như không xảy ra quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, việc khai thác và nghiền quặng đã làm cho bề mặt của các khoáng chất này tiếp xúc với oxy và nước dẫn đến quá trình oxy hóa các khoáng chất và kết quả là dẫn đến những biến đổi nhanh về bản chất hóa học của chúng.

Nhiều kim loại có giá trị được khai thác có chứa sunphit mà khi tiếp xúc với oxy và nước sẽ tạo ra axit sunphuric. Hậu quả đối với môi trường nước do ô nhiễm môi trường bởi dòng thải axit hoặc các nguyên tố vết độc hại có thể cực kỳ tai hại. Các kim loại nặng, có thể chỉ một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe con người và đời sống thủy sinh. Vì lý do này mà các tiêu chuẩn phát thải nước thường được dựa trên tiêu chuẩn về sức khỏe hơn là khả năng tiếp nhận của các cá thể đơn lẻ sống dưới nước để đồng hóa các chất thải. Sự ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt có thể dẫn đến mất đi những giá trị sử dụng hữu ích như cung cấp nước uống, thủy sản, tưới tiêu, tài nguyên hoang dã và giải trí. Các vực nước ngầm có thể thông thủy với nguồn nước mặt hay nước ngầm ở gần đó và do đó sự ô nhiễm cuối cùng lại có thể xuất hiện ở các vùng này.

Ô nhiễm không khí có thể phát sinh từ quá trình nung chảy quặng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng. Ở những nơi mức lưu huỳnh cao đáng kể, khi SO2 và SO3 phát thải vào khí quyển có thể kết hợp với hơi nước tạo thành mưa axit. Sự ô nhiễm này cũng có thể xảy ra do sự hóa hơi của các hóa chất như thủy ngân và cyanua.

Mới đây, Bộ Tài nguyên & Môi trường có văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang; Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô về việc đang tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy luyện kẽm Tuyên Quang. Trên cơ sở kết quả thẩm định báo cáo ĐTM và ý kiến trả lời của bộ Xây dựng... 

Qua tìm hiểu, vị trí Nhà Máy Luyện kẽm Tuyên Quang được đặt tại Lô C1, Khu công nghiệp Long Bình An (phường Đội Cấn, TP. Tuyên Quang); Địa chỉ trụ sở Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô tại số 1 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Thời gian gần đây, nhà máy này bị người dân phản ánh hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Để tìm hiểu rõ hơn về nhà máy này, ngày 27/11/2023 Phóng viên đã liên hệ với Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô để tìm hiểu thêm thông tin vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Tạp chí Kinh tế Môi trường vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Công ty. Qua nhiều lần liên hệ với Công ty để xin lịch làm việc, PV cũng chỉ nhận được thông tin: Lãnh đạo Công ty bận với lý do đi công tác. 

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, ông Nguyễn Tất Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Đội Cấn (TP.Tuyên Quang) xác nhận: "Có ý kiến của nhân dân tổ 2 và tổ 4 về việc Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, UBND phường đã tổ chức xuống kiểm tra hiện và phát hiện có tình trạng như người dân phản ánh... UBND phường Đội Cấn cũng đã báo cáo các sở ban ngành tỉnh Tuyên Quang về vụ việc trên và yêu cầu Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô dừng hoạt động cho đến cấp có thẩm quyền cho phép".

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 1/12/2023, PV Tạp chí Kinh tế Môi trường cũng đã đặt lịch làm việc UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang, BQL các Khu công nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Kinh tế Môi trường cũng đang chờ phản hồi từ các sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang về nội dung đã đề cập.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại Nhà máy luyện Kẽm: 

Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 1
Toàn cảnh dự án Nhà máy Luyện chì kẽm Tuyên Quang thuộc Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô.
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 2
Theo phản ánh của người dân, hoạt động sản xuất của nhà máy đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 3
Nhà máy Luyện chì kẽm của Công ty CPĐT Xuất nhập khẩu Tây Đô được đặt tại Lô C1, Khu công nghiệp Long Bình An (Phường Đội Cấn, TP. Tuyên Quang).
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 4
Người sinh sống xung quanh khu vực nhà máy cho biết: "Từ khi đơn vị đi vào hoạt động, con mương (đoạn chảy qua nhà máy) không còn trong như hồi đầu. Vào khoảng tháng 5 - 6/2023, nước đang trong vắt bỗng chuyển sang màu đen... Đến thời điểm hiện tại, từ màu đen nước đã chuyển sang màu ghi xám".
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 5
Cũng theo người dân, mương nước đoạn chảy qua khu vực nhà máy cũng là nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu, canh tác của bà con, nhưng bây giờ mọi người cũng hạn chế lấy nước từ mương lên, do quá trình lấy nước nhiều người dân bị mẩn ngứa và sau khi dùng nước tưới tiêu, sản lượng cũng không đạt hiệu quả, thậm chí cây nông nghiệp còn úa, không phát triển được nên nhiều người cũng sợ không dám lấy nước và một số hộ cũng không còn trồng cấy tại đây nữa.
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 6
Quá trình xử lý hồ nước thải khi bùn thải đầy, đơn vị dùng máy xúc cỡ lớn trực tiếp múc bùn, nước thải đắp lên bờ, không qua xử lý và cũng không lót bạt chống thấm tại khu vực đổ bùn thải. 
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 7
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 8
Việc đắp bùn thải của nhà máy đang bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường.
Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 9
Hầu như bao quanh Nhà máy Luyện chì kẽm là diện tích đất nông nghiệp của người dân.

Theo các nghiên cứu khoa học, tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái Đất. Song hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản đã gây ra các vấn đề tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của con người và khai thác sử dụng khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. 

Theo đó, ở điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng khai thác các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.

Một mặt, khoáng sản là nguồn vật chất tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải cho con người. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên khoáng sản cũng thường tạo ra các loại chất ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4...).

Căn cứ theo dạng tồn tại, tài nguyên khoáng sản bao gồm: Rắn, khí (khí đốt, Argon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng). Theo nguồn gốc, khoáng sản được chia thành 2 loại: Khoáng sản nội sinh (sinh ra trong lòng Trái Đất) và ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt Trái Đất).

Theo thành phần hóa học, khoáng sản bao gồm khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).

Tuy nhiên, do hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản đã gây ra các vấn đề tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 

Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. Quá trình vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. Đồng thời, sử dụng khoáng sản sẽ gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc...) và ô nhiễm nguồn nước.

Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!

Đỗ Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Tuyên Quang: Nhà máy luyện kẽm đang thẩm định ĐTM bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới