Báo cáo của tổ chức World Wide Fund (WWF) liệt kê ô nhiễm, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu là những mối nguy hiểm lớn nhất đối với các quần thể cá nước ngọt trên thế giới.
Trong các vi phạm về động vật hoang dã, hành vi quảng cáo, rao bán trái phép động vật hoang dã chiếm phần lớn với 1.956 vụ việc; tiếp theo là 863 vụ việc nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép...
Trong một phân tích của nghiên cứu mới được công bố, các nhà điều tra xác định được 565 loài động vật có vú đã được sử dụng để làm nguồn dược liệu trong y học cổ truyền trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Một loài động vật cực kỳ bé nhỏ và vô cùng dễ thương đã đột ngột xuất hiện trở lại tại châu Phi sau hơn 50 năm hoàn toàn vắng bóng khiến giới khoa học vô cùng phấn khích.
Từ năm 2008, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có hoạt động buôn bán trái phép ngà voi lớn nhất trên thế giới. Việc làm này đã đẩy loài voi đến bờ tuyệt chủng. Để ngăn chặn việc này, các cơ quan chức năng đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi lớn môi trường sống của loài gấu Bắc cực, khiến cho loài động vật ăn thịt lớn nhất thế giới có thể tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Từ hơn 6.000 bức ản dự thi, Hiệp hội Quốc gia Mỹ bảo vệ các loài chim (Audubon) đã trao Giải thưởng lớn trong Cuộc thi nhiếp ảnh thường niên năm 2020 cho nhiếp ảnh gia lành nghề Joanna Lentini với hình ảnh chú chim dưới nước.
Bốn người thiệt mạng, 110 ngôi nhà bị phá hủy trong đám cháy rừng ở miền đông Ukraine, một đoạn trên sông Dương Tử đã bị vỡ do nhiều ngày mưa lớn, dịch tả lợn châu Phi bùng nổ tại Trung Quốc do lũ lụt...là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua.
Trong một báo cáo ra ngày hôm nay, 10/7, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cảnh báo một cuộc khủng hoảng bẫy dây đang tàn sát các loài hoang dã tại khu vực Đông Nam Á và làm tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh bắt nguồn từ động vật sang người.
Nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có tê tê đã và đang diễn ra nhức nhối trên thế giới và cả ở Việt Nam. Mỗi năm, riêng tại Việt Nam có hàng nghìn cá thể tê tê bị săn bắt, khiến loài động vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta cần sớm có nhiều biện pháp cấp thiết, từ việc tăng cường thực thi các quy định của luật pháp cho tới nâng cao ý thức của người dân để bảo vệ loài động vật này.
Các rạn san hô trên thế giới đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại vi khuẩn có ích giúp cho san hô khỏe mạnh, đây có thể là "chìa khóa" để bảo tồn một số hệ sinh thái dưới nước khi nhiệt độ đại dương đang tăng lên.
Tê tê là một trong những loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ khi có tin đồn rằng Tê tê là nguồn gốc mang virus gây đại dịch Covid-19, nạn săn bắt và buôn bán loài động vật này đã giảm đáng kể.
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ gây ra mất mát lớn về đa dạng sinh học nếu lượng khí thải nhà kính không được hạn chế, khiến một số hệ sinh thái đối diện với nguy cơ sụp đổ vào năm 2030.