Chủ nhật, 24/11/2024 08:35 (GMT+7)
Thứ hai, 21/02/2022 06:00 (GMT+7)

Vì sao mưa rét vẫn tiếp tục kéo dài tại miền Bắc?

Theo dõi KTMT trên

Chuyên gia nhận định, tháng 1 và tháng 2 là giai đoạn chính Đông ở Bắc Bộ, trong giai đoạn này các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta nhiều, mạnh nhất trong năm.

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất mùa 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ngày 20/2, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trời rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết.

Từ ngày 20-22/2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết.

Vì sao mưa rét vẫn tiếp tục kéo dài tại miền Bắc? - Ảnh 1
Nhiệt độ vùng núi cao có nơi 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. (Ảnh minh họa)

Khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ C; riêng phía Bắc trời rét đậm, có nơi rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-13 độ C.

Nhiệt độ sáng 20/2 ghi nhận tại một số điểm cụ thể: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 0,3 độ (1 giờ); Sa Pa (Lào Cai) 3,3 độ (4 giờ); Đồng Văn (Hà Giang) 4,2 độ (1 giờ); Mộc Châu (Sơn La) 5 độ (6 giờ); Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 5 độ (1 giờ). Riêng đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đã xuất hiện băng giá.

Khu vực Hà Nội có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trời rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nền nhiệt của 10 ngày cuối tháng 2 ở khu vực Bắc Bộ sẽ thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Các tỉnh miền Bắc xảy ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng và khu vực vùng núi trung du có khả năng xảy ra hiện tượng mưa tuyết và băng giá. Đây sẽ là đợt không khí lạnh mạnh nhất tràn xuống miền Bắc từ đầu mùa đông xuân 2021-2022.

Sẽ còn chịu tác động của không khí lạnh trong tháng 3

Lý giải nguyên nhân liên tục có các đợt không khí lạnh tăng cường khiến thời tiết miền Bắc chìm trong mưa rét kéo dài, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, xét chung toàn cầu và trong thời gian dài thì biểu hiện của biến đổi khí hậu chính là nhiệt độ Trái Đất có xu hướng tăng lên. Nhưng biến đổi khí hậu cũng làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, nắng nóng, rét hại…) trở nên gay gắt hơn.

Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc kéo dài từ ngày 30/1 - 6/2 vừa qua (tức từ ngày 28 Tết đến ngày 6 Tết) là bình thường. Bởi vì tháng 1 và tháng 2 là giai đoạn chính Đông ở Bắc Bộ, trong giai đoạn này các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta nhiều, mạnh và xét về mặt khí hậu, đây cũng là giai đoạn tập trung nhiều đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng nhất trong năm.

Cũng theo ông Lâm, khu vực Miền Bắc sẽ còn chịu tác động của không khí lạnh trong tháng 3 và có thể gây ra các đợt rét, thậm chí còn có thể gây rét đậm, rét hại, tuy nhiên không kéo dài. Các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong giai đoạn này chủ yếu lệch Đông, nên ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao mưa rét vẫn tiếp tục kéo dài tại miền Bắc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới