Thứ bảy, 11/01/2025 14:00 (GMT+7)
Thứ bảy, 11/01/2025 09:13 (GMT+7)

Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành Top 5 trung tâm logistics xanh

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành Top 5 trung tâm logistics xanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đầu tư trong dài hạn.

Đây là khuyến nghị của ông Trevor O'Regan - Chuyên gia quốc tế, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID tại hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics”.

Số liệu tại hội thảo cho biết, hiện Việt Nam đang có hơn 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, trong đó trên 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về cơ cấu, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất với 95,9%, tiếp đến là doanh nghiệp FDI (2,3%), hợp tác xã (1,4%) và doanh nghiệp Nhà nước (0,4%).

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.

Về cơ cấu ngành nghề, hoạt động chính của các doanh nghiệp dịch vụ lô diện tích là vận tải đường bộ (56,2%), dịch vụ chuyển phát và kho bãi (35,5%), và dịch vụ hỗ trợ vận tải (5%).

Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành Top 5 trung tâm logistics xanh - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Đánh giá về sự phát triển của ngành logistics Việt Nam,  ông Trevor O'Regan cho biết Việt Nam, đang đứng trước nhiều cơ hội khi có vị trí chiến lược, đường bờ biển trải dài cùng các cảng quốc tế lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Vũng Tàu) khiến Việt Nam trở thành trung tâm lý tưởng cho vận chuyển hàng hải.

Đồng thời, logistics chiếm khoảng 4,5% GDP tại Việt Nam và đang tăng trưởng với tốc độ 14-16% mỗi năm. Chính phủ cũng đang đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, bao gồm xây dựng đường cao tốc mới, mở rộng sân bay.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như chi phí logistics cao, khoảng cách về cơ sở hạ tầng và các quy định phức tạp trong một số trường hợp.

“Ngành logistics của Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, với 68% công ty đầu tư vào công nghệ mới bất chấp những thách thức về cơ sở hạ tầng.

Các đổi mới chính bao gồm hệ thống quản lý kho bãi và vận tải, dự báo dựa trên AI và các giải pháp theo dõi lộ trình dựa trên Internet vạn vật. Điều này giúp các công ty vượt qua khoảng cách về cơ sở hạ tầng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất chế tạo và thương mại điện tử đang mở rộng của Việt Nam” , ông Trevor O'Regan nói.

Việt Nam nên xem xét phát triển các doanh nghiệp phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle – SPV) đẳng cấp thế giới để trở thành quốc gia dẫn đầu về đổi mới logistics.

"Đồng thời, xem xét thành lập một trường đại học và viện nghiên cứu chuyên về chuỗi cung ứng toàn cầu với AI, thương mại số, logistics và tính bền vững để giáo dục đào tạo kỹ thuật và dạy nghề về quản lý chuỗi cung ứng và logistics," ông Trevor O'Regan đề xuất.

Cũng theo vị chuyên gia này, Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành top 5 trung tâm logistics xanh toàn cầu để đầu tư trong dài hạn. Cùng với đó là hợp tác chặt chẽ hơn với Thái Lan để tận dụng lợi thế của nhau trong việc biến hai nước láng giềng ASEAN thành địa điểm hàng đầu thế giới về logistics và thương mại điện tử.

Ông Trevor O'Regan cũng đề xuất thành lập quỹ khởi nghiệp logistics xanh do Nhà nước hậu thuẫn, tập trung vào việc đưa những ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo về logistics xanh ra thị trường. Từ đó, tạo nguồn cung đa dạng về các giải pháp chuyển đổi số với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn tối ưu hơn.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành Top 5 trung tâm logistics xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Đặng Xuân Phong - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025.