Lợi nhuận sau thuế của VIWASUPCO đạt 201,41 tỷ đồng, tăng 115% so với kế hoạch đề ra. Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của VIWASUPCO so với doanh thu là con số ấn tượng (36,7%).
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào lúc 18h30 cùng ngày.
Là một trong những doanh nhân đầu tiên xe siêu sang Maybach S600, song thân thế của bà Đào Thị Lơ lại tỏ ra khá bí ẩn dù sở hữu trong tay khối tài sản hàng trăm tỉ đồng.
Sau bê bối nước sinh hoạt bị nhiễm dầu thải, người dân Hà Nội vẫn chưa kịp hoàn hồn, chưa được bồi thường thì mới đây, họ lại ngỡ ngàng trước thông tin sẽ phải gánh hộ doanh nghiệp khoản lãi vay khi mua nước sạch. Phải chăng nhóm lợi ích nào đang "ẩn mình" trong dự án nước sạch với thế kinh doanh độc quyền, thao túng giá nước sạch?
Tình trạng thiếu nước sạch hoặc không có nước sạch để sử dụng tại nhiều chung cư trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay đang trở thành nỗi ám ảnh của hàng nghìn người dân.
Mỗi năm Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đều thu về lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng, biên lãi gộp rất cao hơn 50%. Thế nhưng, sau bê bối nước máy của sông Đà bị nhiễm dầu thải thì người dân Hà Nội khó có thể chấp nhận cách kinh doanh của Viwasupco đặt lợi nhuận cao hơn sức khoẻ người tiêu dùng.
Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) xả khoảng 2.500 – 3.000 m3 nước súc rửa bể chứa có màu nâu đỏ và mùi lạ thẳng ra suối Đồng Bãi (xã Yên Bình, Thạch Thất) nửa tháng trước, đến nay vẫn đọng lại lớp bùn đen kịt.
Trước khi lời xin lỗi muộn màng được đưa ra, Viwasupco đã từng khăng khăng khẳng định mình mới là đơn vị chịu thiệt hại nhiều nhất sau sự cố sông Đà...
Cùng với lời xin lỗi, Viwasupco cũng "cầu mong được lượng thứ" sau cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có tại Hà Nội khiến người dân lao đao vì "khát nước".
Liên quan đến sự cố nước sông Đà, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn, đảm bảo để sinh hoạt và ăn uống.
Thời gian gần đây, thủ đô Hà Nội phải đối mặt với hàng loạt các sự cố về môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Sau hàng loạt bê bối, người dân Hà Nội vẫn phải dùng nước sạch sông Đà. Phải chăng do vị thế độc quyền cung cấp nước nguồn của Viwasupco đã khiến người dân không còn sự lựa chọn nào khác?
Qua vụ việc nước sinh hoạt bốc mùi này, phải thay đổi phương thức quản lý các công ty, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đặc biệt, trong đó có nước sạch.