Trong các tháng đầu mùa khô năm 2021, khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ sẽ đến sớm, cao hơn, gay gắt hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, nhưng thấp hơn mùa khô 2019 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết 120/NQ-CP (NQ 120) của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu, giải pháp căn cơ nhất cho tình trạng hạn - mặn trong khu vực này là phải phát triển thích ứng tự nhiên.
Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên, sự suy thoái và mất đất ngập nước chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác nước, ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức.
Nằm ở cuối nguồn nước ngọt, lại giáp biển, Bạc Liêu luôn chịu tác động trực tiếp và có nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn cao hơn so với các địa phương khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mặc dù vậy, trong mùa khô 2019-2020, Bạc Liêu lại là tỉnh ít bị thiệt hại nhất.
Các địa phương theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên toàn tuyến đê biển Tây, nhất là những đoạn có nguy cơ sạt lở cao để khắc phục, kịp thời ứng cứu khi xảy ra sạt lở.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nên trong mùa khô năm 2019-2020 khu vực Hạ lưu vực sông Mê Công (gồm lãnh thổ của Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) có rất ít mưa, với tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam giảm tới 65%. Vì vậy, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lượng mưa thiếu hụt lớn so với trung bình nhiều năm, đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước ở một số địa phương …
Trong chính trường có người nói, Chính phủ nhiệm kỳ này thiếu vắng công trình ghi dấu ấn. Trong nhân gian, người dân, nhất là người già lại thấy “công trình” đặc biệt dấu ấn của Chính phủ, không phải bằng xi măng sắt thép, mà bằng niềm yêu dân.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020 đã tạo ra mốc lịch sử mới, khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016 cả về thời gian và độ xâm nhập mặn, cho thấy sự biến đổi thời tiết vô cùng phức tạp, khó lường.
Cử tri vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đề nghị Chính phủ ưu tiên triển khai thực hiện ngay các công trình trữ ngọt phục vụ nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân theo đúng mục tiêu phát triển bền vững.
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ước tính thiệt hại do hạn hán trên cả nước khoảng 3.310 tỉ đồng, do xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỉ đồng. Trước những khó khăn này, một số ngân hàng đã thiết kế riêng những gói tín dụng lãi suất thấp dành cho các khách hàng vay vốn để ổn định sản xuất.
Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai mặc dù được cải thiện song chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi thiên tai, do vậy, khi xảy ra thiên tai, sự cố các ngành, địa phương cần chủ động rà soát, xây dựng phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai, sự cố có thể xảy ra để chủ động triển khai ứng phó.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.