Trên cơ sở dự báo dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Vựa lúa số 1 Việt Nam) và dự báo thủy triều tháng 5/2020, xâm nhập mặn mặc dù có xu thế giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao.
Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trong 4 tháng đầu năm 2020. Báo cáo đã đưa ra những số liệu đáng chú ý về thiệt hại do thiên tai, hạn mặn gây ra trong tháng 4/2020.
Theo Tổng cục Thủy lợi, nhận định từ nửa cuối tháng 4-2020, xâm nhập mặn ở vùng các cửa sông Cửu Long khả năng sẽ giảm nhanh. Ðến đầu tháng 5-2020, xâm nhập mặn ở vùng các sông Vàm Cỏ và Cái Lớn bắt đầu giảm.
Nằm về duyên hải phía Đông, huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Nhiều nơi nhân dân phải chịu đựng thiếu nước ngọt gay gắt.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, việc xem xét, rà soát tính toán lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho phù hợp là hết sức cần thiết.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức cao, sau giảm dần.
Cơ quan khí tượng khuyến cáo, từ nay đến ngày 20/4, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt, khi tưới nước cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn…
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Quyết định 1031/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn với mức rủi ro thiên tai cấp độ 2 - mức độ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực hết mình xây dựng các công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt trên hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu.
Việc cấp thiết hiện nay là thay đổi nhận thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Giải pháp “Ðập mở để ngăn thủy triều và giữ nước sông” của TS Hoàng Ngọc Kỳ (phường Tân Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích vào tháng 1-2018, đồng thời đoạt giải thưởng Cuộc thi sáng chế năm 2018, do Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục SHTT là cơ quan thường trực) phối hợp Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo (Ðài Truyền hình Việt Nam) tổ chức. Ðây là giải pháp kỹ thuật mới, có khả năng ứng dụng rộng rãi với chi phí thấp để ngăn thủy triều xâm nhập mặn và phục vụ tốt hơn cho cuộc sống người dân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 504/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn nhưng vụ đông xuân 2019-2020 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đạt sản lượng cao kỷ lục, khoảng 7,3 triệu tấn, cao hơn vụ đông xuân năm ngoái.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn nhưng vụ đông xuân 2019 - 2020 ở khu vực Nam Bộ vẫn đạt thắng lợi toàn diện khi sản lượng, năng suất đều tăng cao. Có được những kết quả này là do các bộ, ngành và địa phương đã lường trước được những khó khăn để chủ động xuống giống sớm 'tránh' hạn, mặn.
Trước những tác động nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp trước mắt cũng như dài hạn phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng này.
Xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, sau giảm dần.