Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phục vụ chống hạn, xâm nhập mặn cho người dân.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo trong các tháng tới, nguồn nước trên các sông suối khu vực khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Dù hiện nay, các nhà khoa học đã lai tạo được giống lúa chịu mặn, nhưng chỉ sản xuất ở diện tích rất nhỏ, nên để mưu sinh, chính người nông dân đã chủ động chuyển đổi sản xuất.
Mặc dù xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Trên một số sông, khả năng xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến đầu tháng Năm.
Theo đánh giá của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, nguồn nước dưới đất ở nhiều địa phương trong cả nước đang có dấu hiệu suy giảm. Trong khi việc sử dụng nước dưới đất phục vụ cho ngành công nghiệp đã tăng gần gấp đôi so với mức năm 2006.
Với những gì diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đang cho thấy tác động của biến đổi khí hậu có thể đến nhanh hơn và nghiêm trọng hơn những gì ta tưởng.
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, trong những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị và mạnh thường quân xa gần đã chia sẻ nguồn nước ngọt để cứu khát cho bà con vùng hạn, mặn miền Tây.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 22/3-5/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ (từ ngày 22-26/3), sau đó giảm dần.
Từ ngày 21-31/3, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng nhẹ trong các ngày từ 21 đến 26/3, sau đó giảm dần. Riêng độ mặn một số trạm Long An, Cà Mau duy trì ở mức cao, xấp xỉ và cao hơn tuần trước.
Hiện tại xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt, trên các sông chính, độ mặn đã cao hơn nhiều so với năm 2016, hạn mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân tại các huyện vùng hạ của tỉnh.
Trong thời gian xâm nhập mặn giảm, các khu vực có khả năng xuất hiện nước ngọt bao gồm: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An từ 75 đến 85km trở vào, thuộc xã Bình Đức huyện Bến Lức; và xã Mỹ Phú, thành phố Tân An.
Tiền Giang là 1 trong 5 tỉnh cùng Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau và Vĩnh Long ở Đồng bằng sông Cửu Long phải công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai bị hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng.
Trong số các loại cây màu, cây dưa hấu đang khẳng định được hiệu quả kinh tế, không chỉ giúp người nông dân giải quyết được áp lực nước tưới tiêu mùa hạn mặn mà còn tạo được việc làm cho người dân.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khốc liệt. Đã có hơn 39.000 hecta lúa bị thiệt hại, hơn 96.000 hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, dự báo con số thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại, thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Trà Vinh đã nạo vét xong 43 công trình kênh mương thủy lợi, huy động lực lượng vớt lục bình trên kênh mương cấp II, kênh nội đồng để khai thông dòng chảy, dẫn nước ngọt tưới lúa và hoa màu.
Trong những năm gần đây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường xuyên phải đối diện với những yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu (BĐKH), cùng với đó là nguồn nước ngày càng suy kiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực này.