Chủ nhật, 24/11/2024 07:48 (GMT+7)
Thứ bảy, 19/08/2023 16:33 (GMT+7)

Xử lý triệt để cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường tại Khánh Hòa

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Khánh Hòa văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện nghiêm Quyết định số 866/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 19/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lưu ý việc rà soát, đánh giá thực trạng đầu tư các dự án, doanh nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn; ngăn chặn các hoạt động khai thác, xuất khẩu khoáng sản trái phép, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý triệt để các cơ sở khai thác, chế biến các loại khoáng sản không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, gây ô nhiễm môi trường; tuân thủ các nguyên tắc phối hợp quản lý quy hoạch.

Xử lý triệt để cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường tại Khánh Hòa - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Khánh Hòa, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh đúng quy định trước ngày 15-8-2023.

Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Ngoài ra, hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ có trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai  thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Cũng theo quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Khánh Hòa có 8/150 điểm mỏ (lỗ khoan) nước khoáng và nước nóng thiên nhiên trong cả nước. Giai đoạn đến năm 2030, sẽ triển khai thăm dò mới 150 điểm mỏ này với mục tiêu khai thác được khoảng 56.990m3 nước khoáng/ngày - đêm để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và nước uống…

Tại Báo cáo tổng hợp số 40/ BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố về nội dung liên quan "Kiểm toán Chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa" đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.

Theo đó, đối với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường: "Nhiều trường hợp chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thuê đất theo quy định, chưa được giải quyết dứt điểm; chưa kịp thời xử lý các đơn vị chưa được cho thuê đất nhưng đã tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản; 

Tham mưu, Quyết định ban hành tiêu chí quy định các điều kiện lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản không phù hợp với các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016; 

Tham mưu, phê duyệt các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi chưa xác định được nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường để làm cơ sở; Xác định các khu vực không đấu giá không đúng theo các tiêu chí quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP; Xác định toàn bộ khu vực quy hoạch khoáng sản là khu vực không đấu giá theo tiêu chí khu vực đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong khi diện tích khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp chỉ chiếm một phần diện tích khu vực khoanh định; 

Tham mưu, cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản chưa đảm bảo về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện thẩm định theo quy định của Nghị định 158/2016/NĐ-CP; Cấp phép khai thác với thời gian và trữ lượng huy động vào khai thác chưa phù hợp với hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt; Cấp phép diện tích khu vực khai thác chưa phù hợp với diện tích khu vực đã được phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong khi có cùng tọa độ các điểm khép góc; 

Chưa rà soát để quản lý các trường hợp đăng ký thu hồi khoáng sản dẫn đến trường hợp thu hồi khoáng sản vượt sản lượng đăng ký được cho phép; chưa tham mưu UBND tỉnh xử lý hành vi khai thác và xuất khẩu khoáng sản cát trắng thủy tinh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; 

Thẩm định Thiết kế kỹ thuật thi công - TDT của 02 mỏ Núi Sầm và mỏ Nam Hòn Ngang của Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hoà không đúng quy định khi chấp thuận cho phép công ty khai thác vượt trữ lượng, vượt công suất khai thác quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp, không trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Thiết kế mỏ theo quy định; 

Trong việc để xảy ra sai sót có 04 dự án nhà máy khai thác, chế biến đá granite có vị trí thực hiện dự án không phù hợp với các quy hoạch có liên quan. Đến thời điểm kiểm toán, có 02 dự án không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất".

 Đối với UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, phê duyệt chủ trương đầu tư cho 04 nhà máy khai thác, chế biến đá granite có vị trí thực hiện dự án không phù hợp với các quy hoạch có liên quan, (Gồm: dự án Nhà máy chế biến đá ốp lát Diên Tân - Khánh Hòa - Công ty cổ phần - Tổng công ty Phú Tài; dự án Nhà máy chế biến đá Granite Suối Tiên - Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Khánh Hòa; dự án Nhà máy chế biến đá granite Công Bình - Công suất 120.000m3 /năm 422 STT Trích từ báo cáo kiểm toán Nội dung kiến nghị - Công ty TNHH Công Bình Nha Trang và dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá granite làm ốp lát tại khu vực thôn Đảnh Thạnh, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - Công ty TNHH Xây dựng Thương mại bất động sản Minh Nhật Phát); - Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án Nhà máy chế biến cát xuất khẩu Viglacera ở khu vực đất quốc phòng cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera không đúng đối tượng được phép sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Xử lý triệt để cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường tại Khánh Hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới