Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021.
Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang phải chật vật thực hiện đơn đặt hàng do những hạn chế về công-ten-nơ và công nhân tại các nhà máy cũng như ở cảng Kakinada, cảng xử lý lớn nhất ở bờ Đông Ấn Độ, sau khi các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh tại khu vực này.
Với mức giá cạnh tranh và xuất khẩu đang tăng mạnh trở lại sau khi gỡ bỏ hạn ngạch, Việt Nam có cơ hội lớn để vượt qua Thái Lan về xuất khẩu gạo toàn cầu ngay trong năm 2020.
Thái Lan dự kiến mất vị trí số hai thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2020, do hạn hán và đồng bath mạnh khiến gạo xuất khẩu của Thái Lan đắt hơn các nước xuất khẩu khác, nhất là Việt Nam và Ấn Độ.
Với cam kết giảm thuế sâu, hạt gạo Việt Nam được kỳ vọng tăng hiện diện tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, cơ hội chỉ thành hiện thực nếu hạt gạo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, điều hành xuất khẩu gạo vừa qua rất linh hoạt. Năm 2020, Việt Nam sẽ đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5.
Thanh tra chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý xuất khẩu gạo sau khi xảy ra nhiều lùm xùm, doanh nghiệp phản ánh có dấu hiệu kém minh bạch thông tin, trục lợi khi hạn mức xuất khẩu gạo tháng 4 chỉ có 400.000 tấn.
Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1/5 dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4 của Văn phòng Chính phủ.
Đến nay, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa này và năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha; sản lượng ước đạt trên 11 triệu tấn, giảm 261.000 tấn so với vụ Đông Xuân 2018-2019.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo 163/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, việc xem xét, rà soát tính toán lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho phù hợp là hết sức cần thiết.
Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với hải quan và một số cơ quan có liên quan để nắm tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng, trên cơ sở đó, xây dựng báo cáo Thủ tướng phương án điều hành xuất khẩu gạo.
Tại văn bản số 3083/VPCP-KTTH ngày 17/4/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo và việc cho phép xuất khẩu gạo nếp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 20/4/2020, đồng thời báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo sẽ diễn ra vào sáng ngày 20/4/2020.
Theo đơn kêu cứu của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, khoảng 300.000 tấn gạo đang "mắc kẹt" tại cảng và mỗi ngày ngành lúa gạo Việt Nam mất khoảng 50 tỉ đồng... Đáng nói, việc làm tờ khai xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4 đang có nhiều bất thường.
Nhận định từ giới chuyên môn cho rằng, việc doanh nghiệp trì hoãn thực hiện cung cấp gạo dự trữ quốc gia được cho là bởi giá gạo châu Á xuất khẩu đang ở mức cao nhất 7 năm.