Chủ nhật, 24/11/2024 11:12 (GMT+7)
Thứ năm, 03/03/2022 14:17 (GMT+7)

5 bài học sâu sắc về phát triển bền vững từ quốc tế cho Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

5 bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững có thể giúp Việt Nam đi đúng hướng giải quyết thách thức kép của khủng hoảng môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân.

Quản lý tài nguyên bền vững: Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên là nội dung trọng tâm của nhiều nhiều quốc gia xác định trong chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trung Quốc thúc đẩy cộng sinh công nghiệp và cộng tác giữa các nhà sản xuất và các ngành công nghiệp tại các khu vực tập trung công nghiệp để sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Chương trình hiệu quả tài nguyên II của Đức có các hợp phần cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Nhật Bản xây dựng Kế hoạch hướng tới một Xã hội tuần hoàn vật chất nhằm giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội mới hiện nay của đất nước. Kế hoạch Môi trường 25 năm và Chiến lược Quản lý chất thải và Tài nguyên mới (2018) của Vương quốc Anh được thiết kế với mục tiêu “tối đa hóa giá trị sử dụng tài nguyên, tối thiểu phát sinh chất thải, khí thải và hướng tới một hành tinh sạch hơn, xanh hơn và khỏe mạnh hơn”

Thiết kế có tính bền vững: Thiết kế sản phẩm bền vững giúp các nhà sản xuất nâng cao tỷ suất lợi nhuận, chất lượng, cơ hội thị trường, hiệu quả môi trường và lợi ích xã hội. Hàn Quốc triển khai chương trình thiết kế sinh thái nhằm giảm các tác động đến môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm. Đức và Vương quốc Anh đã phát triển một mạng lưới với các quốc gia đối tác để tạo ra sự cộng sinh công nghiệp và tăng cường đổi mới sinh thái.

5 bài học sâu sắc về phát triển bền vững từ quốc tế cho Việt Nam - Ảnh 1
Thiết kế sản phẩm bền vững tăng cường đổi mới hệ sinh thái. (Ảnh minh họa)

Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn: Một số quốc gia ở châu Á đã thành lập Trung tâm sản xuất sạch hơn quốc gia, chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ chính phủ triển khai Chiến lược Sản xuất sạch hơn, thông qua các các hoạt động đào tạo về sản xuất sạch hơn cho các các công ty, ngành công nghiệp.v.v. thực hiện tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm. UNEP và UNIDO triển khai chiến lược Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) để nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý môi trường và phát triển con người.  

Nhãn sinh thái và Chứng nhận: Nhãn sinh thái là một công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và tạo động lực thúc đẩy các nhà sản xuất phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chương trình Nhãn sinh thái tại Hàn Quốc khuyến khích người tiêu dùng đưa ra lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường và phát triển mô hình tiêu dùng thân thiện với môi trường, tăng khả năng tiếp thị các sản phẩm thân thiện với môi trường và khuyến khích các nhà sản xuất phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thụy Điển thúc đẩy hiệu quả của Nhãn sinh thái thông qua việc ủng hộ các cơ chế dán nhãn sinh thái chứng nhận độc lập.

Mua sắm bền vững: Mua sắm bền vững được coi là công cụ chính để thúc đẩy nền kinh tế xanh. Tỷ lệ mua sắm công chiếm một phần đáng kể trong tổng mức tiêu thụ nội địa. Mua sắm bền vững kích thích nhu cầu về các sản phẩm xanh hơn và tạo ra một chu kỳ sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Tại Nhật Luật mua sắm xanh được ban hành vào năm 2001 thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường. Ủy ban châu Âu và một số quốc gia châu Âu đã xây dựng hướng dẫn về mua sắm bền vững với các tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu về sự tương thích giữa các quốc gia thành viên và tạo ra thị trường duy nhất cho các sản phẩm và dịch vụ xanh.

Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam cần tăng cường năng lực R&D của các doanh nghiệp để tạo điều kiện đổi mới sinh thái cho quá trình cạnh tranh toàn cầu và kết hợp sản xuất tiêu dùng bền vững vào các biện pháp thương mại xuất nhập khẩu. Hơn nữa, khi đô thị hóa đang được mở rộng tại Việt Nam, cần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu tiêu dùng bền vững của dân cư đô thị trong suốt quá trình chuyển đổi mô hình tiêu dùng nhanh chóng. Do đó sản xuất tiêu dùng bền vững có thể được thông qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của Việt Nam để giải quyết một cách toàn diện các cơ hội và thách thức mới nổi thông qua sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 5 bài học sâu sắc về phát triển bền vững từ quốc tế cho Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới