Chủ nhật, 24/11/2024 08:06 (GMT+7)
Thứ tư, 14/04/2021 10:14 (GMT+7)

Amazon mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh trong năm 2020

Theo dõi KTMT trên

Ngày 13/4, Dự án Giám sát rừng Amazon vùng Andes (MAAP) công bố báo cáo cho thấy, trong năm 2020, rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh Amazon đã mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh, tăng 17% so với năm trước đó.

Amazon mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh trong năm 2020 - Ảnh 1
Một khoảng rừng Amazon ở bang Rondonia, miền Bắc Brazil bị tàn phá do cháy rừng. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, MAAP đã tiến hành phân tích các dữ liệu và hình ảnh vệ tinh có độ phân giải 30 mét ghi nhận tại các vùng lãnh thổ của tất cả quốc gia nằm trong châu thổ Amazon gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Guyana và Surinam. Cơ quan này ước tính chỉ riêng diện tích rừng nguyên sinh của Amazon bị mất trong năm qua đã tương đương diện tích của quốc gia Trung Mỹ El Salvador. Các quốc gia có số lượng rừng nguyên sinh Amazon bị mất nhiều nhất trong năm 2020 theo thứ tự là Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Venezuela và Ecuador.

MAAP cho biết hơn 65% số vụ phá rừng của toàn bộ khu vực Amazon trong năm 2020 được ghi nhận ở Brazil. Quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Mỹ này đã mất tổng cộng 1,5 triệu ha rừng trong năm qua, tăng hơn 13% so với năm trước đó. Diện tích rừng bị tàn phá ở Brazil gần gấp đôi diện tích Puerto Rico và chủ yếu tập trung ở phía Nam nước này.

Trong khi đó, diện tích rừng bị tàn phá tại Bolivia trong năm 2020 lên tới con số kỷ lục 240.000 ha với nguyên nhân chủ yếu do các đám cháy xảy ra ở phía Đông Nam nước này đã tàn phá các khu rừng tại các hệ sinh thái Chiquitano và Chaco.

Đối với trường hợp của Peru, nước này đã mất 190.000 ha rừng nguyên sinh trong năm ngoái, tăng 18% so với năm 2019 và cũng là con số kỷ lục ghi nhận được. Nguyên nhân chính của nạn phá rừng ở Peru bị cho là bắt nguồn từ nạn đốt rừng lấy đất canh tác.

Ngọc Tùng

Bạn đang đọc bài viết Amazon mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh trong năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới