Chủ nhật, 24/11/2024 10:47 (GMT+7)
Thứ hai, 01/07/2019 22:37 (GMT+7)

Áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa 190 km, gió giật cấp 9

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19h ngày 1/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 70km tính từ tâm vùng áp thấp nhiệt đới.

Dự báo từ 19h ngày 1/7 đến 19h ngày 2/7, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19h ngày 2/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/h), giật cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa 190 km, gió giật cấp 9 - Ảnh 1
Vị trí và đường đi của vùng áp thấp - ảnh: nchmf.gov.vn

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong thời gian từ 19h ngày 1/7 đến 19h ngày 2/7 (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Từ tối 3 đến tối 4/7, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 19h ngày 3/7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh 120km, cách bờ biển Nam Định khoảng 220km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Cảnh báo, với việc hình thành, phát triển ngay trên Biển Đông trong thời gian ngắn, kết hợp các yếu tố như nhiệt độ bề mặt nước biển cao, tương tác với các hệ thống thời tiết ở lục địa nên diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão sẽ rất phức tạp, có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta, ảnh hưởng trực tiếp gây gió mạnh ở vùng ven biển, mưa rất lớn, lũ quét, sạt lở đất trên khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trong khoảng ngày 3-4/7.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ trung bình đến mạnh, trong đêm 1 và ngày 2/7, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa dông, gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2-3.5 m. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

D. Tùng (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa 190 km, gió giật cấp 9. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới