Chủ nhật, 24/11/2024 09:45 (GMT+7)
Chủ nhật, 21/06/2020 06:35 (GMT+7)

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Là một nhà báo xuất sắc, ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất về sự nghiệp báo chí và sự nghiệp cách mạng vĩ đại trong một con người vĩ đại. Những tinh thần có tính kinh điển, có giá trị như một tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích, đạo đức, nhân văn cho báo chí cách mạng Việt Nam của Người được thể hiện toàn diện trên các nội dung cơ bản.

Tác phẩm báo chí phải chú trọng nội dung và hình thức

Hồ Chí Minh chỉ rõ, đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng, sứ mệnh báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, cầu nối giữa các quốc gia, là phương tiện để các cộng đồng hiểu biết nhau hơn, “cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”. Theo Người, “nội dung tức là các bài báo phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát”, “hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa”.

Mỗi bài báo của Người đều phù hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, cách diễn đạt với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tượng; đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc, mang cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác.

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 1
Là một nhà báo xuất sắc, ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất về sự nghiệp báo chí và sự nghiệp cách mạng vĩ đại trong một con người vĩ đại. (Ảnh tư liệu)

Người làm báo phải giữ vững đạo đức nghề nghiệp

Trong báo chí cách mạng “trước hết phải nói đến những người làm báo chí”; Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng đội ngũ nhà báo vừa “hồng”, vừa “chuyên”, thường xuyên được tu dưỡng đạo đức cách mạng, trau dồi tư tưởng, chính trị, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sâu sát thực tế và quần chúng lao động, luôn nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ, mài sắc ngòi bút của mình; nhất là phải trau dồi lập trường chính trị.

Hồ Chí Minh đã có những yêu cầu cụ thể về nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực của người làm báo, “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới”; do đó, “Về trách nhiệm báo chí, Lênin nói: Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung.

Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ”. Người còn căn dặn: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 2Bài 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam

Mỗi nhà báo, phóng viên “mỗi tình tiết nhỏ đều là câu chuyện”, do vậy họ phải đề cao trách nhiệm và sứ mệnh của mình với xã hội, nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước, không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững đạo đức nghề nghiệp để báo chí xứng đáng là công cụ sắc bén, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.

Là một nhà báo xuất sắc, ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất về sự nghiệp báo chí và sự nghiệp cách mạng vĩ đại trong một con người vĩ đại. Những tinh thần có tính kinh điển, có giá trị như một tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích, đạo đức, nhân văn cho báo chí cách mạng Việt Nam của Người được thể hiện toàn diện trên các nội dung cơ bản.

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 3
95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Báo chí cách mạng Việt Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò là người tuyên truyền tập thể. (Ảnh tư liệu)

Sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam

95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Báo chí cách mạng Việt Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể như V.I.Lênin từng yêu cầu, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Lịch sử đã ghi nhận, báo chí cách mạng Việt Nam luôn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Báo chí xứng đáng là công cụ sắc bén trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, định hướng dư luận, tuyên truyền, cổ vũ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hơn 30 năm sự nghiệp đổi mới, báo chí nước ta đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; là một trong những động lực trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 4
(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trước những yêu cầu, tình hình mới của báo chí Việt Nam, người làm báo, nhà báo còn có những hạn chế. Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở, “các báo ta thường có những khuyết điểm sau đây: Về mặt tuyên truyền thì không kịp thời và chính trị suông quá nhiều”. Hiện nay, có những chủ thể báo chí chưa thật tương xứng với yêu cầu của công việc, có biểu hiện vi phạm tôn chỉ, mục đích, tính chất của báo chí cách mạng; hạn chế về “mắt sáng, tâm trong, trí sắc” và trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức người làm báo.

Trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đi vào diện rộng và chiều sâu; sự đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng trước thềm Đại hội XIII; sự tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19; “phép thử” của tự nhiên cho con người điều chỉnh cách đối xử với “mẹ thiên nhiên” v.v.. Những vấn đề này đòi hỏi vai trò to lớn từ chức năng truyên truyền, giáo dục, phê phán… của báo chí; đặt ra yêu cầu cao sự khắc phục những hạn chế và phát huy thành tựu, truyền thống báo chí cách mạng cho sự nghiệp đổi mới trong tình hình mới.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, báo chí cách mạng với tôn chỉ, mục đích phục vụ nhân dân, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cần phải quán triệt sâu sắc những quan điểm về báo chí cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh thần của Đảng ta, “nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam”. Báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, xứng đáng là diễn đàn của nhân dân, tiếng nói của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 5Kỳ 2: Truyền thông về biến đổi khí hậu thế nào để hiệu quả?
Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam - Ảnh 6Kỳ 1: Truyền thông về biến đổi khí hậu thế nào để hiệu quả?

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng

Bạn đang đọc bài viết Bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn nền báo chí cách mạng Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới