Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.
Theo đánh giá, thời gian qua việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có.
Rừng tự nhiên rất quan trọng, đặc biệt là đối với vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tự nhiên là trách nhiệm của mọi người; cũng như việc phát triển kinh tế tại khu vực này phải gắn với bảo vệ rừng.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên báo cáo kết quả sự việc phá rừng Pơmu cổ thụ, “moi ruột” Vườn quốc gia trên nóc nhà Đông Dương mà truyền thông phản ảnh.
Ngày 23/4, tại TP.Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng phát động trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Đây là sự kiện hưởng ứng và thực hiện chương trình trồng một tỉ cây xanh, giai đoạn 2021-2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Nhiều năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đến nay, hệ số che phủ rừng của nước ta đang ở mức 42%.
Theo biên bản của Hạt kiểm lâm Đà Lạt lập ngày 21/4, có 5 cây thông có đường kính từ 40-72 cm, chiều cao từ 12-20 m bị đốn hạ bằng cưa máy; toàn bộ các cây chết khô trước khi bị cưa hạ.
Gần 70% diện tích rừng nguyên sinh trên thế giới bị tàn phá khiến cho tình trạng "vùng đệm tự nhiên" ngăn chặn biến đổi khí hậu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, chung tay hành động bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn nhân loại, trong đó có các doanh nghiệp.
Những khu rừng xanh luôn được bảo vệ, giữ gìn nhờ những phong tục, tập quán truyền thống của các đồng bào dân tộc. Bởi họ coi bảo vệ rừng xanh cũng chính là bảo vệ ngôi nhà của mình.
Nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ thì người ta thường liên tưởng ngay đến những khu rừng già nguyên sinh. Vẻ đẹp của rừng nguyên thuỷ đầy huyền bí luôn tạo cho con người cảm giác tò mò và muốn khám phá chúng.
Một hàng thông cổ thụ ở Lâm Đồng vừa bị chặt hạ để mở đường. Một cánh rừng ở Tây Nguyên vừa được giao cho doanh nghiệp làm sân golf… Những dòng thông tin đó, dù với bất cứ lý do gì, vẫn khiến chúng ta phải rùng mình, đau xót.
Nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với kho tài nguyên xanh trên toàn thế giới. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng.
Trong nhiều năm qua, lực lượng Kiểm lâm Việt Nam đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, đóng góp một phần không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Theo Đại diện Thương mại Mỹ, các nước nên sử dụng các chính sách thương mại và các hành động thực thi thương mại để bảo vệ rừng, vì “rừng được xem là lá phổi của Trái Đất.”
Sáng 13/4, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hậu Giang có buổi kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng và giám sát thực tập thao tác chữa cháy rừng.
Ngành Kiểm lâm nhiều địa phương đã không ít lần kêu khó và những rừng nghiến cổ thụ hàng trăm tuổi ở khu vực “tam giác nghiến” Điện Biên – Sơn La – Lai Châu ngày càng thưa dần đi và có nguy cơ biến mất".
Rừng nguyên sinh là rừng rậm rạp và có ý nghĩa sinh thái nhất trên Trái Đất. Chúng trải rộng trên toàn cầu từ vùng cực Bắc đến vùng nhiệt đới ẩm ướt. Nhưng điều gì khiến cho chúng trở nên đặc biệt và cần được bảo vệ so với loại hình rừng khác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai đang xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việc đưa rừng gỗ quý vào quy hoạch thành rừng đặc dụng và mở rộng diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn nhằm bảo vệ tốt hơn các nhóm gỗ quý, hiếm.
Theo phía Brazil, 1/3 số tiền sẽ được điều phối cho các hoạt động trực tiếp ngăn chặn nạn phá rừng trong khi 2/3 còn lại dành cho phát triển kinh tế giúp người dân không cần sống dựa vào tài nguyên.