Không đồng tình đưa nương luân canh vào quy hoạch 3 loại rừng, vừa qua người dân ở một số xã của huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đã ồ ạt phá nhiều cánh rừng tái sinh để làm nương.
Huyện Nậm Pồ có khoảng 150.000 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng là hơn 63.000 ha, năm 2020 tỉ lệ che phủ rừng đạt hơn 42%. Những năm qua, do việc quản lý, bảo vệ rừng của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương còn buông lỏng; nhu cầu về diện tích làm nương rẫy của người dân với phương thức canh tác luân canh lạc hậu… nên hàng năm vẫn có những diện tích rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm trên địa bàn bị tàn phá. Ngoài ra công tác quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn hiện đang tồn tại nhiều bất cập. Đường kính gốc của một cây gỗ trên cánh rừng tái sinh bị dân đốn hạ. Chu vi vành thân của một gốc thân cây có độ tuổi nhiều năm đã bị triệt hạ. Diện tích rừng tái sinh rộng gần 1 ha giáp ranh giữa địa bàn bản bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) và bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) bị “khai tử” từ nhiều ngày qua. Ông Vàng A Giàng, bản Nậm Ngà 2, xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ cho biết: Đây là diện tích nương cũ của gia đình đã để không nhiều năm nay. Giờ do nhu cầu lấy đất làm nương nên phá đi để trồng lúa. Do chất đất chỉ làm được 1-2 vụ là sẽ bạc màu, lúa sẽ không lên được nên người dân sau khi thu hoạch sẽ bỏ hoang cho cây mọc và nhiều năm sau sẽ quay lại phá cây để làm nương. Lý do gia đình không đồng ý đưa diện tích rừng có độ tuổi từ 7-8 năm này vào khoanh nuôi theo quy hoạch 3 loại rừng là do tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thấp, 500.000 đồng/ha/năm. “Nếu 1 vụ lúa cho thu hoạch khoảng 20 triệu đồng/năm so với số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng quá thấp là 500.000 đồng/ha/năm thì vì hoàn cảnh nên người dân sẽ phải phá đi để lấy đất làm nương”, ông Vàng cho biết. Việc tàn phá rừng xảy ra trên địa bàn chủ yếu là do người dân lấy đất làm nương. Với cây nhỏ thì được người dân làm củi, những thứ còn lại thì đốt để cải tạo đất, trồng lúa nương. Những thân cây to thì được người dân sơ chế ngay tại hiện trường để đem về làm cột nhà. Những thân cây gỗ to được dân cưa xẻ thành gỗ phẩm phẩm vuông thành sắc cạnh ngay tại hiện trường trước lúc vận xuất khỏi hiện trường. Nhiều thưng ván và vô số cây gỗ nằm la liệt trên diện tích rộng lớn. Thực trạng rừng bị chặt phá, đốt thường diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong ảnh: Rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm ở vị trí triền đồi và vùng “yên ngựa” thuộc xã Nậm Chua bị triệt hạ không thương tiếc. Bạt ngàn vô số thân, cành cây kích thước khác nhau còn nằm ngổn ngang trên triền nương thuộc bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) mà người dân chưa vận xuất khỏi hiện trường. Ông Nguyễn Đình Lương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ cho biết: trên dọc tuyến từ khu vực bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) về trung tâm huyện có hơn 100 ha đang nằm ngoài bản đồ quy hoạch 3 loại rừng theo quyết định 1208 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên. Đây chủ yếu là diện tích nương luân canh của người dân. Từ năm 2016, huyện Nậm Pồ đã triển khai nhiều cuộc họp tuyên truyền vận động nhân dân trong khu vực để đưa những diện tích này vào quy hoạch 3 loại rừng, xúc tiến tái sinh nhưng người dân không đồng tình ủng hộ vì tiền chi trả thấp. Qua kiểm tra của lực lượng chức năng tại khu vực Huổi Sang (xã Nà Hỳ) có 3 vị trí lớn bị phá với diện tích 25.200 m2. Đại diện Hạt kiểm lâm huyện Nậm Pồ cho rằng những diện tích rừng có độ tuổi nhiều năm này bị chặt phá không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng nên không thể xử lý được. Được biết đây là khu vực rừng đầu nguồn có chức năng giữ và cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước có công suất hơn 1.000 m3/ngày đêm của huyện Nậm Pồ. Nếu chính quyền địa phương, ngành chức năng tỉnh Điện Biên không có giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ, quản lý, phát triển rừng thì nhiều cánh rừng ở huyện Nậm Pồ bị “khai tử” kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường là điều khó tránh khỏi. Bất cập quy hoạch 3 loại rừng, người dân Nậm Pồ ồ ạt phá rừng tái sinh để làm nương.
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.
Sở Nông nghiệp và môi trường tỉnh Bình Thuận yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) từ nay đến hết thời điểm mùa khô năm 2025.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện nghiêm túc, hiệu quả bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.
Khoảng 30.000m3 khoáng sản thu hồi từ các dự án nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được phê duyệt giá khởi điểm đấu giá.
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Tại Quảng Ninh vừa diễn ra hội thảo “Thúc đẩy hạch toán tài nguyên biển và ven biển - Kết nối và hợp tác trong khu vực”. Hội thảo nhằm mục tiêu tăng cường áp dụng khung hạch toán đại dương trong khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và ven biển.
Vượt qua nhiều khó khăn, sau 4 năm thi công xây dựng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn đã chính thức khánh thành, đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của toàn bộ người dân khu vực phía Tây Bắc thành phố.
Thành phố Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
Tỉnh Yên Bái khánh thành đường nối QL32C, QL37 với cao tốc Nội Bài Lào Cai nhằm mở ra không gian phát triển đô thị, là cơ sở cho thu đầu tư mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM chính thức khánh thành đi vào hoạt động và gần 12.000 hành khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ, thiết bị hiện đại nhất của nhà ga trong ngày vận hành chính thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn gần 450.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh...
Ngày 18/4, tại UBND xã Tuyết Nghĩa, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quốc Oai đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” năm 2025.
Ngày 18/4, Đảng bộ Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu bộ, ngành, địa phương nhanh chóng xử lý vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo theo nghị quyết số 233 của Chính phủ.