Hội nghị COP27 diễn ra trong bối cảnh Trái đất ngày càng ấm lên gây ra nhiều hình thái thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, hạn hán và mưa lớn bất thường ở khắp các châu lục trên thế giới. COP27 được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề then chốt trên.
Tại Hội nghị COP 27 được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, các quốc gia tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm thực hiện các cam kết ứng phó với khủng hoảng khí hậu.
Để phát triển bền vững nông nghiệp vùng ĐBSCL, các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện nhiều giải pháp tổng thể để thúc đẩy liên kết vùng và tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường chủ động thích ứng với BĐKH.
BĐKH đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại. Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn diện để hiện thực hóa các cam kết tại Hội nghị COP26, đặc biệt là mục tiêu đạt mức “phát thải ròng bằng 0" (Net Zero) vào 2050.
Thế giới ngày nay đang đứng trước nhiều vấn đề về môi trường mang tính quy mô toàn cầu. Những tổn thất về con người, vật chất do môi trường gây ra vượt quá những tổn thất về người và của do các biến động xã hội, bệnh tật và chiến tranh.
Trước áp lực ngày càng gia tăng của việc thực thi các cam kết khí hậu trên thế giới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cần có một hiệp ước để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch và tăng tốc phân phối nguồn tài chính.
Vừa qua, Canada đã công bố chiến lược thích ứng khí hậu, bao gồm 1,6 tỷ đô la Canada (1,2 tỷ đô la Mỹ) trong các cam kết tài trợ liên bang mới để giúp bảo vệ các cộng đồng trước tác động ngày càng tăng của sự nóng lên toàn cầu.
Theo ước tính của các nhà khoa học, các sông băng tan chảy sẽ giải phóng hơn 100.000 tấn vi khuẩn và tạo ra trung bình 650.000 tấn carbon mỗi năm trong 80 năm tới.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng đang lấy ý kiến về đề án quản lý nhà kính trên địa bàn, mục tiêu đưa ra sau năm 2030, khu vực nội ô TP.Đà Lạt sẽ không còn nhà kính.
Chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Thiệt hại trực tiếp đối với tài sản công và tư khoảng 2,4 tỷ USD/năm (tương đương 0,8% GDP) do các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ gây ra những cơn bão, những đợt nắng nóng mà còn đang khiến tất cả chúng ta ốm yếu hơn. Từ hen suyễn, dị ứng theo mùa, bệnh tim mạch, bệnh phổi cho đến cả nguy cơ chấn thương và rủi ro y tế đều được thúc đẩy bởi BĐKH.
Nội dung liên quan quỹ bồi thường "tổn thất và thiệt hại" không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, song nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại COP27.
Một trong những mục tiêu phấn đấu trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 là đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Khí sinh học tạo ra từ chất thải có thể là chìa khóa để thúc đẩy năng lượng bền vững. Phát triển mô hình khí sinh học là một giải pháp cho các vấn đề môi trường trong bối cảnh nguồn nhiên liệu đang ngày một cạn kiệt và biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ.
Đến với COP27, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời phát đi thông điệp "cam kết đi đôi với hành động" trong thực hiện các mục tiêu khí hậu.
Hội nghị COP27 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang cùng lúc chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng từ đói nghèo, giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt. Tại Hội nghị nhiều số liệu đáng báo động về biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng đã đưa ra.
Theo các nhà khoa học cho biết, những trận mưa lớn dẫn đến lũ lụt chết người gần đây ở Nigeria và các nước láng giềng có khả năng cao gấp 80 lần do con người gây ra biến đổi khí hậu.
Các nhà đàm phán đang nỗ lực thu hẹp cách biệt giữa các bên tại Hội nghị khí COP27, Ai Cập - nước đăng cai Hội nghị COP27, kêu gọi các bên tìm cách đạt được một thỏa thuận có ý nghĩa khi nhiều nước vẫn đang tranh cãi về đóng góp tài chính.