Chủ nhật, 24/11/2024 05:17 (GMT+7)
Thứ năm, 12/10/2023 18:00 (GMT+7)

“Cá mập” công nghệ số Việt Nam và những “kinh nghiệm xương máu” trên thương trường

Theo dõi KTMT trên

Đi ra nước ngoài, mở rộng không gian, mở rộng thách thức và cơ hội là điều nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang làm. Thế nhưng trên con đường đó có không ít thất bại và cả thành công.

Hàng triệu USD từng “tan thành mây khói” 

FPT được mệnh danh là “cánh chim đầu đàn”, mở ra xu hướng hội nhập công nghệ số. Tập đoàn cũng có hơn 20 năm kinh nghiệm “mang chuông đi đánh xứ người” với sự hiện diện tại 27 quốc gia. 

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, hiện nay FPT đã hiện diện tại 29 quốc gia, doanh số tại thị trường nước ngoài đạt 1 tỷ USD, tăng gấp 25.000 lần, với quy mô nhân lực là 27.000 người, tăng 900 lần.

“Cá mập” công nghệ số Việt Nam và những “kinh nghiệm xương máu” trên thương trường - Ảnh 1
FPT hợp tác cùng Base.vn tạo ra 100 giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hơn 23 năm về trước, FPT đã từng vươn ra biển lớn, ghi tên vào bản đồ thế giới nhưng may mắn chưa mỉm cười. Tháng 1-2000, FPT mở 2 văn phòng đầu tiên tại nước ngoài ở Bangalore và Silicon Valley, thủ phủ phần mềm của Ấn Độ và Mỹ. 2 năm đầu tiên FPT không nhận được bất cứ hợp đồng nào, điều này khiến ngân sách cạn kiệt, tiêu tốn hàng triệu USD. 

Điều này cũng xảy ra tại Nhật Bản. Tuy nhiên khi nhiều người nghĩ FPT nên dừng lại thì FPT chưa bao giờ buông xuông với ước mơ của mình. Niềm tin Ấn Độ làm được thì mình cũng làm được giúp FPT mạnh mẽ đứng dậy sau khó sau. 

Chủ tịch FPT cho biết, lý do thất bại ở Nhật là họ không hiểu tiếng Anh. Đây cũng là thời điểm ông nhận ra muốn đi xa cần thiết phải có các nhân sự biết tiếng Nhật. FPT ngay sau đó đã cho nhân viên đi học tiếng Nhật, mở lại cơ hội vào thị trường này. 

Thành quả là hiện nay ở Nhật, FPT đã có khoảng 10.000 nhân sự làm việc cho các khách hàng Nhật. Đây là tiền đề để FPT tấn công lại lần nữa vào thị trường Mỹ, châu Á, châu Âu. 

Ông Trương Gia Bình còn chia sẻ sẻ doanh nghiệp Việt Nam có điểm yếu là năng suất thấp nhưng tăng trưởng nhanh trong những năm đầu. Càng về sau doanh số lại càng giảm, vì thế cần phải làm gì mới để có thể trụ lại được. Các thị trường không nói tiếng Anh đối với doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có nhiều khả năng cạnh tranh hơn. 

Hiểu thị trường để tìm cách đi đúng 

Cạnh “cá mập” FPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng là cái tên lớn trong ngành công nghệ thông tin của Việt Nam. Dấu ấn của Viettel còn được thể hiện rõ nét qua hành trình vươn ra nước ngoài của mình. Viettel đã có mặt tại 11 quốc gia với hơn 200 triệu khách hàng tại 3 châu lục (châu Á, châu Phi, châu Mỹ). Đáng chú ý Tập đoàn giữ vị trí số 1 về viễn thông tại 5 thị trường Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor và Burundi.

Trong 10 năm, từ 2009 đến 2018, Viettel đã phát triển tại 10 thị trường.Tính đến hết quý III/2022, thị trường quốc tế đã mang về cho Viettel hơn 6.300 tỷ đồng.

“Cá mập” công nghệ số Việt Nam và những “kinh nghiệm xương máu” trên thương trường - Ảnh 2
Tập đoàn công nghiệp- viễn thông quân đội được thành lập tạo ra bước tiến mới cho Viettel trong công cuộc vươn ra nước ngoài. 

Lãnh đạo Viettel chia sẻ ngay khi bước chân ra nước ngoài, Viettel cũng gặp không khí khó khăn về hệ thống pháp luật, tài chính và quản lý của nước ta chưa sẵn sàng cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. “Tuổi nghề trẻ” cũng khiến Viettel khó mà cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế, đó là ta chưa nói đến rào cản về ngôn ngữ văn hóa, xin cấp giấy phép,... 

Khó khăn lại là cơ hội, với triết lý đó Viettel đã vươn mình mạnh mẽ và đạt được những thành công như hiện nay. Trong 9 thị trường nước ngoài đã đi vào kinh doanh, 7 thị trường đã có lãi. 

Ông Tào Đức Thắng cho rằng, doanh nghiệp số Việt Nam muốn bơi ra biển lớn phải có đủ khát vọng, tự tin và tự hào. Khát vọng để thoát khỏi vùng an toàn. Đặc biệt là tin rằng chính mình, người Việt Nam có thể làm được. 

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết “Cá mập” công nghệ số Việt Nam và những “kinh nghiệm xương máu” trên thương trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới